Thực hiện chuyển đổi số ngành năng lượng trên địa bàn tỉnh Bình Định

Thứ ba - 13/09/2022 08:57 781 0
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, chuyển đổi số đóng một vai trò quan trọng. Chuyển đổi số là một trong những mục tiêu được quan tâm của Chính phủ và các doanh nghiệp. Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, có được nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, nhất là công nghệ số. Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Chuyển đổi số là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp đó cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Chuyển đổi số cũng là một sự thay đổi về văn hóa của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi, thử nghiệm cái mới và thoải mái chấp nhận các thất bại.
Cấu trúc hệ thống năng lượng mới, nhờ sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo, phân tán, sự điện khí hóa phương tiện vận tải và ứng dụng các công nghệ số hóa.
Cấu trúc hệ thống năng lượng mới, nhờ sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo, phân tán, sự điện khí hóa phương tiện vận tải và ứng dụng các công nghệ số hóa.

Để triển khai Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 25/4/2022 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 20/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XX) về chuyển đổi số tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, thời gian qua, Sở Công Thương Bình Định đã có yêu cầu đến các đơn vị ngành điện thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số.
Theo báo cáo của ngành điện, tình hình thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng đang được đẩy mạnh về mọi mặt như: Tự động hóa lưới điện; Xác định sự cố mạng lưới điện nhanh hơn; Hệ thống đo đếm, chăm sóc khách hàng; Chuyển đổi hợp đồng mua bán điện sinh hoạt sang hợp đồng điện tử… Một số kết quả đã đạt được như: Thay thế 100% công tơ điện tử cho khách hàng sử dụng điện (466.921 công tơ); Chuyển đổi thành công thu không tiền mặt với tỷ lệ 86,23% Hóa đơn và 96,03% Doanh thu. Hiện nay có 14/14 trạm biến áp 110kV do Công ty Điện lực Bình Định quản lý vận hành đã được trang bị hệ thống công nghệ để cho phép Trung tâm điều độ hệ thống điện thu thập dữ liệu và vận hành ở chế độ không người trực.
Nhìn chung, việc chuyển đổi số đã mang lại một số kết quả tích cực giúp giảm tối đa nhân lực và chi phí vận hành hệ thống điện, cải thiện năng suất lao động, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và đảm bảo vận hành lưới điện an toàn ổn định; Đồng thời, nâng cao chất lượng hỗ trợ và chăm sóc khách hàng tốt nhất trong việc thực hiện các dịch vụ điện theo nhu cầu.
Một số nhiệm vụ và giải pháp triển khai trong thời gian tới như: Các đơn vị quản lý kinh doanh điện trên địa bàn tỉnh tiếp tục xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng, trong đó ưu tiên tập trung cho ngành điện lực hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách hiệu quả; Đơn vị điện lực địa phương thực hiện kết nối các đồng hồ đo điện số để cải thiện tốc độ và sự chính xác của hóa đơn, xác định sự cố về mạng lưới nhanh hơn, hỗ trợ người dùng cách tiết kiệm năng lượng và phát hiện ra các tổn thất, mất mát điện năng./.

Tác giả bài viết: Phan Minh Tuấn

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 1.2 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây