Một số giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính Sở Công Thương năm 2019

Thứ năm - 31/01/2019 23:59 199 1.664
Cải cách hành chính là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta hội nhập và phát triển. Trong những năm qua, Sở Công Thương đặc biệt chú trọng đến công tác cải cách hành chính và đã đạt được một số kết quả nhất định. Hiện nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, trình độ của con người, yêu cầu của xã hội ngày càng nâng cao, trong thời gian tới, Sở Công Thương tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính của Sở để phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của ngành.
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh và Công ty điện lực Bình Định xây dựng quy trình một cửa liên thông trong giải quyết các thủ tục cấp điện qua lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh và Công ty điện lực Bình Định xây dựng quy trình một cửa liên thông trong giải quyết các thủ tục cấp điện qua lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh

Để đạt được mục tiêu trên và góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính của Sở, năm 2019, Sở Công Thương thực hiện một số giải pháp sau:

Tiếp tục tăng cường công tác quán triệt, tuyên truyền về vai trò, tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính; gắn việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính.

Đảm bảo 100% thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở được giải quyết theo cơ chế một cửa; kịp thời cập nhật và công khai quy trình, trách nhiệm và thời gian giải quyết thủ tục hành chính để người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và giám sát với nhiều kênh khác nhau và đảm bảo đúng theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính; nâng cao tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn; tổ chức khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của tổ chức cá nhân đối với sự phục vụ của cán bộ, công chức Sở; thực hiện tốt việc tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân; có biện pháp tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, những điểm nghẽn trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.

Đăng ký xây dựng kế hoạch rà soát, đánh giá quy định thủ tục hành chính với UBND tỉnh và triển khai thực hiện xây dựng phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính để tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định cắt giảm thời gian giải quyết đối với một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực điện, xăng dầu,...

Đối với việc cải cách thể chế, khi tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh cần đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật nhất là Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, và theo hướng cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư phát triển kinh tế, xã hội tỉnh.

Triển khai thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế các phòng chuyên môn Sở và đơn vị trực thuộc theo Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt, đảm bảo đội ngũ cán bộ công chức Sở có cơ cấu hợp lý, đủ trình độ năng lực thi hành công vụ và hiệu quả.

Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính, tinh thần trong thực thi công vụ, trách nhiệm ý thức phục vụ nhân dân của cán bộ công chức.

Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả sử dụng tài sản, kinh phí từ ngân sách nhà nước; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính công. Thực hiện đúng quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính.

Hội thảo các vấn đề về thủ tục hành chính với việc triển khai Dịch vụ công trực tuyến, Một cửa điện tử, ISO điện tử trên địa bàn tỉnh

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước của Sở, đặc biệt là sử dụng văn phòng điện tử, một cửa điện tử, chữ ký số, thư điện tử công vụ và các phầm mềm chuyên dụng của ngành, của tỉnh và của Sở.

Tiếp tục lựa chọn các thủ tục hành chính phù hợp, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cung cấp cho tổ chức, cá nhân sử dụng; đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức cá nhân tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến (như cam kết cắt giảm thời gian giải quyết cho các hồ sơ nộp qua Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 so với các hồ sơ giấy nộp trực tiếp) sao cho vừa đảm bảo các dịch vụ này có tỉ lệ phát sinh hồ sơ cao qua môi trường mạng tránh lãng phí và  vừa phục vụ ngày càng tốt hơn cho tổ chức, cá nhân.

Duy trì, phát triển trang thông tin điện tử của Sở với đầy đủ các nội dung và đúng theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, để phục vụ cung cấp thông tin tốt hơn cho tổ chức, cá nhân;

Thực hiện chuyển đổi Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 sang Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 và áp dụng, duy trì, cải tiến vào các hoạt động quản lý hành chính nhà nước của Sở, đặc biệt là áp dụng vào việc giải quyết các hồ sơ của tổ chức cá nhân thực hiện thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở.

Cải cách hành chính là một quá trình phải vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, phức tạp, cần sự quyết tâm, kiên trì của toàn thể cán bộ công chức Sở, nhất là tinh thần quyết tâm của người đứng đầu. Cải cách hành chính cần có sự kiểm tra, đánh giá thường xuyên; xác định trọng tâm, trọng điểm qua từng giai đoạn để cógiải pháp phù hợpđáp ứng với mục tiêu, yêu cầu của cải cách hành chính hiện nay./.

Tác giả bài viết: kien

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây