Nghị định gồm 6 Điều với 142 khoản, Nghị định tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định về xử phạt vi phạm hành chính của 04 Nghị định liên quan đến các lĩnh vực như: Hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; Điện lực, an toàn đập thủy điện, sự dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Hoạt động thương mại, sản xuât, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
Về lĩnh vực điện lực, Nghị định đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung mới như: Thay đổi tên gọi của Nghị định 134/2013/NĐ-CP thành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, như vậy lĩnh vực an toàn đập thuỷ điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được gọi chung là lĩnh vực điện lực; quy định rõ đối tượng là tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực điện lực đối với tổ chức lên đến 200.000.000 đồng; bổ sung một số hành vi vi phạm mới, hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động điện lực có thời hạn, đình chỉ hoạt động dán nhãn năng lượng có thời hạn; quy định mức phạt đối với hành vi trộm cấp điện; thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính… trong đó lưu ý thay đổi về mức phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về Giấy phép hoạt động điện lực (Điều 5 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung); bãi bỏ thẩm quyền lập Biên bản vi phạm hành chính và Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm của đội ngũ Kiểm tra viên điện lực được quy định tại Điều 42 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện thì áp dụng quy định tại Nghị định này để xử phạt vi phạm hành chính nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn cho cá nhân, tổ chức vi phạm./.
Xem chi tiết Nghị định số 17/2022/NĐ-Cp ngày 31/01/2022 của Chính phủ tại đây!
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thúy Hồng
Ý kiến bạn đọc