Bình Định có thêm Nhà máy thủy điện đưa vào vận hành phát điện đúng thời điểm khó khăn trong việc đảm bảo cung cấp điện các tháng cao điểm mùa khô năm 2024

Thứ ba - 09/04/2024 17:02 340 0
Sau thời gian gần 02 năm triển khai đầu tư xây dựng dự án Nhà máy thủy điện Nước Lương với quy mô công suất 22MW, tại xã Ân Sơn và Đăk Mang, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định do Công ty cổ phần thủy điện Nước Lương làm Chủ đầu tư đã chính thức được vận hành thương mại và phát điện lên hệ thống điện quốc gia vào cuối tháng 3/2024 nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2024).
Phòng giám sát, điều hành - Nhà máy thủy điện Nước Lương
Phòng giám sát, điều hành - Nhà máy thủy điện Nước Lương

Việc xây dựng thuỷ điện ở vùng cao là thi công rất khó khăn, nhưng với sự quyết tâm cao của Chủ đầu tư, các nhà thầu tham gia triển khai xây dựng và sự đồng hành giải quyết các thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn kịp thời của các Sở ngành, chính quyền địa phương…, đến cuối quý I/2024 các hạng mục công trình đã được thi công hoàn thành vượt tiến độ đã đề ra; các hạng mục công trình được tổ chức kiểm tra, chạy thử nghiệm, nghiệm thu đúng quy trình; được cơ quan nhà nước kiểm tra và chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành của Chủ đầu tư đối với công trình thủy điện Nước Lương; được cấp có thẩm quyền cấp phép phát điện theo đúng theo quy định.

kham2
Khu Nhà máy thủy điện Nước Lương

Quy mô của dự án Nhà máy thủy điện Nước Lương với công suất 22MW, gồm có 02 tổ máy phát điện (2x11MW). Điện năng phát ra của Nhà máy qua trạm biến áp nâng áp 30MVA - 10,5/110kV sẽ hòa vào lưới điện quốc gia bằng đường dây 110kV, đấu nối chuyển tiếp trên đường dây 110kV Vĩnh Sơn - Hoài Nhơn với chiều dài hơn 10km (đi qua các xã Ân Nghĩa, Ân Hữu và Đăk Mang). Điện lượng trung bình hàng năm (E0) theo thiết kế là 68,39 triệu kWh (tương đương Eo của một nhà máy điện mặt trời công suất 50MWp).
Các hạng mục chính của công trình thuỷ điện còn có đập phụ 1 (Dung tích hồ chứa 940m3), đập phụ 2 (Dung tích hồ chứa 19.400m3) và 01 đập chính (Dung tích hồ chứa 389.000m3). Các hồ từ đập phụ dẫn nước về hồ chứa đập chính bằng các đường hầm nên dự án rất hạn chế ảnh hưởng đến đất rừng sản xuất của người dân. Ngoài ra công trình còn có hạng mục cụm tuyến năng lượng, khu quản lý vận hành, đường vận hành hồ, đập… Tổng mức đầu tư của dự án trên 737,6 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định lâu dài cho hơn 20 lao động chuyên ngành, dự tính đóng góp ngân sách hàng năm cho địa phương hơn 20 tỷ đồng. Trong thời gian qua Chủ đầu tư đã phối hợp với chính quyền các xã đã thực hiện nhiều chương trình an sinh xã hội tại địa phương...
Khu vực dự án nằm tại xã miền núi của huyện Hoài Ân, là vùng kinh tế còn nhiều khó khăn và còn chậm phát triển. Nhưng việc hình thành nhà máy thủy điện Nước Lương đã tạo được bộ mặt mới về phát triển ngành công nghiệp ở vùng nông thôn miền núi. Thông qua việc phát dự án triển thủy điện, kết cấu hạ tầng giao thông kết nối giữa các xã được xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển, giao thương giữa các địa phương và các vùng lân cận… sẽ tạo động lực và điều kiện thuận lợi thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực.

Tác giả bài viết: Trần Thúc Kham

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây