Ngành Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống      thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, Kế hoạch nhiệm vụ năm 2024

Thứ hai - 15/04/2024 10:17 255 0
Ngày 12/4/2024, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ngành Công Thương năm 2023, Kế hoạch nhiệm vụ năm 2024. Tham dự và đồng chủ trì Hội nghị có đồng chí Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương - Phó Trưởng ban, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm  cứu nạn Bộ Công Thương; ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng; ông Phạm Nguyên Hùng, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương. Tham dự Hội nghị còn có lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương; Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đại diện Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai, lãnh đạo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp trong ngành Công Thương.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu khai mạc Hội nghị
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu khai mạc Hội nghị

Hội nghị rất quan tâm đến Tham luận của Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia về nhận định diễn biến khí tượng thủy văn trên các lưu vực sông của cả nước trong năm 2024, với dự báo sẽ chịu tác động của cả 2 hình thái trái ngược, đầu năm tác động của El Nino, giữa năm trung tính và cuối năm tác động của La Nina. Tổ chức khí tượng thế giới nhận định năm 2024 có thể là năm thứ 10 liên tiếp đạt mức nhiệt độ trung bình toàn cầu cao nhất và thiên tai sẽ bất thường hơn. Đối với Việt Nam và tỉnh Bình Định có một số điểm lưu ý sau:
- Nhiệt độ và Nắng nóng: Trên phạm vi toàn quốc nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) khoảng 1,0-2,0OC.
- Khô hạn: Từ tháng 4-8/2024, tình trạng khô hạn, thiếu nước xảy ra tại một số khu vực ngoài vùng cấp nước của các công trình thủy lợi.
- Hiện tượng dông, lốc, mưa đá trong giai đoạn chuyển mùa sẽ xuất hiện nhiều trên phạm vi toàn quốc.
- Về mùa mưa: Tổng lượng mưa các khu vực phổ biến ở mức xấp xỉ so với TBNN, riêng khu vực Trung Bộ, trong các tháng chính của mùa mưa (từ tháng 9-11/2024) có xu hướng cao hơn so với TBNN.
- Hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) tập trung nhiều hơn vào nửa cuối mùa bão. Bão/ATNĐ hình thành ở biến Đông sẽ nhiều hơn. Điều đó có nghĩa hoạt động phòng chống bão của chúng ta sẽ nhanh hơn, gấp hơn bởi vì bão trên biển Đông sẽ tác động đến đất liền rất nhanh.
- Về lũ trên các lưu vực sông và hồ chứa:
+ Đỉnh lũ năm 2024 ở hạ lưu các sông chính từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa ở mức báo động 2 - Báo động 3.
+ Nguy cơ ngập lụt tại các đô thị, thành phố lớn tiếp tục diễn ra do ảnh hưởng của mưa lớn cục bộ. Lũ quét, sạt lở đất nguy cơ cao xuất hiện tại các tỉnh khu vực vùng núi.
- Về nguồn nước: Từ tháng 5 đến tháng 10/2024, tổng lượng nước đến các hồ thủy điện vừa và lớn có khả năng thấp hơn so với TBNN. Riêng trên lưu vực sông Kôn, sông Ba thấp hơn so với TBNN từ 15-35%;

kham15 4 2
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia trình bày tham luận tại Hội nghị

Tại Hội nghị, đại diện Văn phòng Bộ đã quán triệt Chỉ thị số 04/CT-BCT ngày 28/3/2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc tăng cường công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024; Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) Bộ Công Thương Báo cáo tổng kết công tác Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của  ngành Công Thương. Qua đó, đánh giá Kết quả công tác PCTT&TKCN trong năm 2023; nêu những tồn tại, hạn chế cần khắc phục; đề xuất giải pháp để giải quyết những khó khăn, vướng mắc. Kế hoạch công tác PCTT&TKCN năm 2024 đã đề ra những nhiệm vụ chung cho các đơn vị trong ngành Công Thương và nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị trong ngành.
Đối với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
(1) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị ngành Công Thương trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về PCTT&TKCN;
(2) Triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa, vật tư, nhu yếu phẩm thiết yếu, chú trọng khu vực thường xuyên bị thiên tai, vùng sâu, vùng xa, vùng dễ bị chia cắt; phối hơp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt việc dự trữ tại chỗ khi thiên tai, sự cố xảy ra; xây dựng phương án ổn định thị trường khi thiên tai xảy ra và sau thiên tai.
(3) Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác chuẩn bị ứng phó thiên tai, sự cố trước mùa mưa bão năm 2024 tại các cơ sở, công trình trong ngành Công Thương, đặc biệt là các đơn vị quản lý vận hành lưới điện, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn quản lý.
(4) Chỉ đạo giám sát vận hành an toàn hồ đập thủy điện; theo dõi, giám sát việc cung cấp số liệu cho các đơn vị chức năng theo quy định, thông tin cảnh báo đảm bảo an toàn hạ du khi xả lũ.
(5) Hỗ trợ các đơn vị điện lực, đơn vị truyền tải điện trên địa bàn nhằm đảm
bảo an toàn trong mùa mưa bão như việc vận động người dân chặt tỉa cây xanh,
phát quang hành lang tuyến đường dây; phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn cảnh
báo người dân sử dụng điện an toàn trong mùa mưa bão.

(6) Đối với các công trình đang khai thác khoáng sản, điện gió và trang trại điện mặt trời, cần chỉ đạo các chủ công trình thực hiện gia cố chống sạt trượt, ngập nước và có các biện pháp đảm an toàn cho người, công trình và thiết bị trong mùa mưa bão.

Tác giả bài viết: Trần Thúc Kham

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây