Ngành điện gió ngoài khơi của Việt Nam phát triển sẽ là một giải pháp công nghệ thay thế năng lượng hóa thạch hiệu quả nhất

Thứ tư - 29/03/2023 16:56 302 0
Vào giữa tháng 3 năm 2023, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy phát triển ngành điện gió ngoài khơi của Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và các gợi ý chính sách” tại thành phố Hà Nội
Tham dự và đồng chủ trì Hội Thảo có ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, ông Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và môi trường của Quốc hội, ngài Nicolai Prytz - Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam; Tham dự Hội thảo còn có đại diện của các bộ, ngành liên quan, các chuyên gia cao cấp của Cục Năng lượng Đan Mạch, các doanh nghiệp trong ngành điện gió và lãnh đạo Sở Công Thương của các tỉnh có tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi.
Ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biển khai mạc Hội thảo
Ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biển khai mạc Hội thảo

Tại Hội thảo, Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) đã cập nhật thực trạng phát triển Điện gió ngoài khơi (ĐGNK) trên toàn cầu và triển vọng trong tương lai. Trên toàn cầu tính đến cuối năm 2021 có 56 GW công suất ĐGNK tích lũy đã được lắp đặt; Riêng năm 2021, công suất ĐGNK được đưa vào vận hành là 21,1 GW, gấp 3 lần năm 2020. Về triển vọng thị trường ĐGNK toàn cầu sẽ được bổ sung 315 GW đến năm 2031, nâng tổng công suất lắp đặt lên hơn 370 GW. Trong đó sẽ có 18,9 GW công suất ĐGNK móng nổi có thể được xây dựng trên toàn cầu cho đến năm 2030.

kham2
Ngài Nicolai Prytz - Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam phát biểu chào mừng Hội thảo

Hội thảo đã trao đổi giữa các cơ quan tham mưu xây dựng chủ trương, đường lối và các tổ chức quốc tế, chuyên gia trong ngành ĐGNK để chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cơ chế, chính sách liên quan dành cho Việt Nam; thảo luận về cơ chế phát triển nhanh (thí điểm) và cơ chế đấu thầu đối với các dự án ĐGNK. Vấn đề nêu ra thảo luận là tại sao ĐGNK lại quan trọng đối với Việt Nam vì Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong khu vực với cam kết về chuyển dịch năng lượng công bằng; phát thải bằng ‘0’ vào năm 2050 và vì an ninh năng lượng dài hạn của đất nước.
Hội thảo đưa ra thông điệp: (1) Điện gió ngoài khơi là công nghệ thay thế năng lượng hóa thạch hiệu quả nhất; (2) Điện gió ngoài khơi có nhiều khả năng trở thành nguồn phụ tải nền mới (3) Điện gió ngoài khơi mang lại tiềm năng giảm phát thải cacbon lớn nhất./.

Tác giả bài viết: Trần Thúc Kham

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây