TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI THÁNG 7/2021.
Chỉ số SXCN
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 7/2021 giảm 1,8% so với tháng trước và tăng 7,92% so với cùng kỳ, trong đó: Công nghiệp khai khoáng giảm 5,43%; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,62%; Công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 40,49%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 0,85%.
Tính chung, trong 7 tháng đầu năm 2021, IIP tăng 7,82% so với cùng kỳ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tháng 7/2021 ước đạt 5.962,7 tỷ đồng, giảm 4,1% so với tháng trước và giảm 15,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, theo ngành kinh doanh: Thương nghiệp ước thực hiện 5.381,3 tỷ đồng, giảm 5,9%; khách sạn, nhà hàng ước thực hiện 372,4 tỷ đồng, giảm 57,3%, du lịch, lữ hành ước thực hiện 0,0 tỷ đồng; dịch vụ ước thực hiện 208,9 tỷ đồng, giảm 52,6% so với cùng kỳ.
Tính chung, trong 7 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội ước đạt 43.809,9 tỷ đồng, tăng 2,6% so với cùng kỳ, đạt 52,5% so với kế hoạch năm.
Tình hình xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) tháng 7/2021 ước thực hiện 92,1 triệu USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ. Một số mặt hàng có KNXK tăng so với cùng kỳ như: Hàng thủy sản ước đạt 6,2 triệu USD, tăng 5,9%; sắn và các sản phẩm từ sắn ước đạt 1,57 triệu USD, tăng 36,3%; sản phẩm từ chất dẻo ước đạt 16,7 triệu USD, tăng 94,1%; sản phẩm gỗ ước đạt 33,5 triệu USD, tăng 43%...Một số mặt hàng có KNXK giảm so với cùng kỳ như: Quặng và khoáng sản khác ước đạt 3,4 triệu USD, giảm 15,5%; gỗ ước đạt 15,7 triệu USD, giảm 37,1%; hàng dệt, may ước đạt 10,7 triệu USD, giảm 38,6%...Tính chung, trong 7 tháng đầu năm 2021, KNXK ước đạt 764,7 triệu USD tăng 24,1% so với cùng kỳ và đạt 66,5% so với kế hoạch năm 2021.
Kim ngạch nhập khẩu (KNNK)tháng 7/2021 ước thực hiện 22,7 triệu USD tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2020.Một số mặt hàng có KNNK tăng so với cùng kỳ như: Hàng thủy sản ước đạt 4,4 triệu USD, tăng 54,1%; nguyên phụ liệu dược phẩm ước đạt 1,1 triệu USD, tăng 7,6%; gỗ và sản phẩm từ gỗ ước đạt 3,6 triệu USD, tăng 18,5%; vải các loại ước đạt 1,7 triệu USD, tăng 93,1%...Một số mặt hàng có KNNK giảm so với cùng kỳ như: thức ăn gia súc và nguyên liệu ước đạt 4,2 triệu USD, giảm 42,7%; nguyên phụ liệu dệt, may, da giày ước đạt 4,6 triệu USD giảm 35,6%; máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng ước đạt 2,2 triệu USD, giảm 33,7%; hàng hóa khác ước đạt 0,4 triệu USD giảm 3,8%... Tính chung, trong 7 tháng đầu năm 2021, KNNK ước đạt 227,6 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ và đạt 54,2% so với kế hoạch năm.
MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU TRONG THÁNG 8/2021
- Chỉ số SXCN tháng 8/2021ước tăng 7-7,5% so với cùng kỳnăm 2020;
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tháng 8/2021ước đạt 5.500 tỷ đồng, giảm 7,7% so với tháng trước và tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2020;
- KNXK tháng 8/2021ước đạt 92 triệu USD tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Để thúc đẩy hoạt động CN-TM trong tháng 8/2021, Sở Công Thương tiếp tục tập trung triển khai có hiệu quả công tác quản lý nhà nước của ngành như:
- Tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất của các doanh nghiệp; tình hình diễn biến thị trường và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục phối hợp triển khai Phương án 01/PA-SCT ngày 30/6/2021 của Sở Công Thương về việc đảm bảo lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân trong trường hợp thiết lập vùng cách ly, phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh;
- Trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) của tỉnh Bình Định;
- Trình UBND tỉnh Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2022 – 2025 theo Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ;
- Tiếp tục hỗ trợ, nâng cao năng lực, số lượng doanh nghiệp sản xuất thương mại có sử dụng dịch vụ về logistics để nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Tiếp tục triển khai kế hoạch phát triển thương mại điện tử năm 2021;
- Tiếp tục phối hợp triển khai xây dựng 02 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP;
- Tiếp tục tổng hợp, thẩm tra các Đề án xúc tiến thương mại của tỉnh năm 2022;
- Báo cáo chuyên đề về tình hình triển khai dự án sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh.
- Rà soát, lập bảng dữ liệu CCN cần thu thập; xây dựng kế hoạch; dự toán kinh phí thực hiện Điều tra, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu các CCN trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức nghiệm thu các đề án KCĐP năm 2021; khảo sát, thẩm định bổ sung đề án KCQG năm 2021 gửi Cục Công Thương địa phương tổng hợp, thẩm định và trình Bộ Công Thương phê duyệt (sau khi có Văn bản triển khai đề án KCQG năm 2021của Cục Công Thương địa phương).
- Tổ chức kiểm tra, rà soát hệ thống cảnh báo, báo động vùng hạ du; Công tác quản lý an toàn hồ, đập; công tác phòng chống thiên tai của các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh năm 2021.
- Tiếp tục xây dựng nội dungđề cương Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Quy định về khuyến khích, tổ chức thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng, kinh doanh và vận hành công trình hạ tầng bảo vệ môi trường cụm công nghiệp.
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 21/KH-SCT ngày 05/4/2021 về việc triển khai công tác tuyên truyền về an toàn trong hoạt động kinh doanh khí năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Định;Kế hoạch số 16/KH-SCT ngày 30/3/2021 về việc thực hiện nhiệm vụ “cập nhật Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất trên địa bàn tỉnh Bình Định”.
Bên cạnh đó, nghiêm túc thực hiện các Chỉ thị của Chính phủ và UBND tỉnh về phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bản tỉnh. Đồng thời, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng có thể mất cân đối cung cầu do dịch bệnh để kịp thời có biện pháp điều hành hoặc có kiến nghị, đề xuất nhằm bình ổn thị trường.
Tác giả bài viết: diepntn
Ý kiến bạn đọc