Đánh giá tình hình hoạt động Quý I năm 2024; Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu Quý II năm 2024 của ngành Công Thương

Thứ tư - 10/04/2024 07:19 367 0

Đánh giá tình hình hoạt động Quý I năm 2024; Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu Quý II năm 2024 của ngành Công Thương

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI QUÝ I NĂM 2024
Chỉ số SXCN
Chỉ số SXCN (IIP) tháng 3/2024 ước tăng 6,1% so với cùng kỳ; tính chung quý I/2024, IIP tăng 7,05% so với cùng kỳ (KH 2024 tăng 7-7,7%); trong đó: công nghiệp khai khoáng tăng 15,29%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,35%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 1,34%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 14,31% so cùng kỳ.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3/2024 ước đạt 9.364,4 tỷ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ;
Tính chung quý I/2024 ước đạt 27.361,9 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ, đạt 23,9% kế hoạch năm (114.700 tỷ đồng).
Tình hình xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) tháng 3/2024 ước đạt 132,2 triệu USD, giảm 13% so với cùng kỳ; tính chung quý I/2024 ước thực hiện 390 triệu USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ, đạt 23,6% kế hoạch năm (1.650 triệu USD).
Kim ngạch nhập khẩu (KNNK) tháng 3/2024 ước đạt 26,3 triệu USD, giảm 15,3% so với cùng kỳ; tính chung quý I/2024 ước  đạt 79,5 triệu USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ.
MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU TRONG QUÝ II NĂM 2024
- Theo dự báo của Cục Thống kê, Chỉ số SXCN quý II/2024 ước tăng từ 7,5-8,5 % so cùng kỳ.
- Theo dự báo của Cục Thống kê, Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2024 ước đạt 34.692,3 tỷ đồng; tăng 15,2% so với cùng kỳ (30.114,8 tỷ đồng); lũy kế 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 62.054,2 tỷ đồng, đạt 54,1% kế hoạch năm, tăng 23% so với cùng kỳ.
- Theo dự báo của Cục Thống kê, Kim ngạch xuất khẩu quý II/2024 ước đạt 450 triệu USD, tăng 25% so với quý II/2023 (360 triệu USD), lũy kế 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 840 triệu USD, đạt 51% kế hoạch năm, tăng 11,3% so với cùng kỳ (đạt 733,8 triệu USD).
Để thúc đẩy hoạt động CN-TM trong quý II/2024, Sở Công Thương tiếp tục tập trung công tác quản lý ngành, chủ động triển khai và thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu trong chỉ đạo điều hành như sau:
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với ngành công nghiệp trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý các cấp trong việc theo dõi, nắm tình hình, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp trong đó tập trung theo dõi, phát triển mạnh ngành công nghiệp có lợi thế so sánh để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu; khuyến khích doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu từ nguyên liệu sản xuất trong nước, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cả ở xuất khẩu và trong nước, nhất là các sản phẩm nông sản
- Triển khai thực hiện đồng bộ các dự án SXCN trong đó tập trung vào phát triển các dự án trọng điểm, tạo môi trường thông thoáng cho nhà đầu tư; quan tâm phát triển đồng bộ hạ tầng công nghiệp, nhất là hạ tầng trong các Cụm công nghiệp
- Đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu: tìm kiếm thông tin về thị trường mới để cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp với đối tác; đồng thời nắm bắt các vướng mắc, khó khăn để kịp thời đề xuất, tháo gỡ, hỗ trợ của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Gắn kết hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng Trung ương và Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia nhằm quảng bá hình ảnh doanh nghiệp Bình Định có cơ hội tiếp cận liên kết với doanh nghiệp và tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới. Phối hợp cùng nhau giải quyết những vấn đề có liên quan đến quyền lợi, phát triển thị trường, giải quyết tranh chấp, các rào cản kỹ thuật….
Bên cạnh đó, tiếp tục theo dõi tình hình giải quyết các kiến nghị Trung ương; đồng thời, tiếp tục nắm bắt khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp, các dự án sản xuất công nghiệp. Chủ động phối hợp theo dõi tình hình của các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất; làm việc với các doanh nghiệp theo ngành hàng sản xuất viên nén gỗ; hoá chất- dược phẩm; chế biến đồ gỗ nội, ngoại thất; sản xuất điện; chế biến thủy sản; vật liệu xây dựng; thức ăn chăn nuôi; sản xuất hàng may mặc và da giày… kịp thời đề xuất giải quyết những khó khăn, vướng mắc của DN trong quá trình hoạt động SXKD. Đồng thời, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng có thể mất cân đối cung cầu do dịch bệnh để kịp thời có biện pháp điều hành hoặc có kiến nghị, đề xuất nhằm bình ổn thị trường.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Ngọc Diệp

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây