Theo đó, mục tiêu phát triển đến năm 2020 đầu tư phát triển 36 làng nghề đạt chuẩn theo tiêu chí quy định; giá trị SXCN của các làng nghề (giá CĐ 1994) chiếm khoảng 4% giá trị SXCN toàn tỉnh, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 15,5%/năm, thu hút và tạo thêm việc làm mỗi năm khoảng 2.000-2.500 lao động; mức thu nhập bình quân 24-25 triệu đồng/lao động/năm. Tiến tới xuất khẩu một số sản phẩm như hải sản khô, rượu Bàu Đá và hàng thủ công mỹ nghệ các loại; phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 01 triệu USD; đồng thời khôi phục và củng cố một số làng nghề khác. Sau năm 2020,củng cố, ổn định sản xuất các làng nghề còn lại để phấn đấu đến năm 2030 có thêm 14 làng nghề đạt chuẩn, nâng tổng số làng nghề đạt chuẩn lên 50 làng nghề. Cụ thể:
- Quy hoạch phát triển làng nghề phân theo địa bàn:
Stt |
Huyện, thị xã |
Giai đoạn |
Giai đoạn |
Tổng số làng nghề quy hoạch |
1 |
Thị xã An Nhơn |
11 |
5 |
16 |
2 |
Huyện Phù cát |
8 |
|
8 |
3 |
Huyện Phù Mỹ |
7 |
1 |
8 |
4 |
Huyện Hoài Nhơn |
5 |
3 |
8 |
5 |
Huyện Tây Sơn |
2 |
2 |
4 |
6 |
Huyện Tuy Phước |
2 |
|
2 |
7 |
Huyện Hoài Ân |
|
1 |
1 |
8 |
Huyện Vĩnh Thạnh |
1 |
|
1 |
9 |
Huyện An Lão |
|
1 |
1 |
10 |
Huyện Vân Canh |
|
1 |
1 |
Tổng cộng |
36 |
14 |
50 |
- Quy hoạch phát triển làng nghềphân theo nhóm sản phẩm:
Stt |
Nhóm sản phẩm |
Giai đoạn |
Giai đoạn |
Tổng số làng nghề quy hoạch |
1 |
Nhóm chế biến nông sản, thực phẩm |
11 |
4 |
15 |
2 |
Nhóm chế biến hải sản khô các loại |
3 |
1 |
4 |
3 |
Nhóm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ |
3 |
4 |
7 |
4 |
Nhóm sản xuất công cụ, dụng cụ và hàng tiêu dùng |
19 |
5 |
24 |
Tổng cộng |
36 |
14 |
50 |
Trong tổng số 36 làng nghề được quy hoạch phát triển đến năm 2020, có 05 làng nghề được quy hoạch gắn với phục vụ phát triển du lịch, đó là: Làng nghề Rượu Bàu Đá (xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn); Làng nghề Tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu (thị xã An Nhơn); Làng nghề Rèn Tây Phương Danh (phường Đập Đá, thị xã An Nhơn); Làng nghề Nón Ngựa Phú Gia (xã Cát Tường, huyện Phù Cát); Làng nghề Nón lá Thuận Hạnh (xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn).
Để đảm bảo tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện, Quy hoạch đề ra một số giải pháp chủ yếu như: Hỗ trợ phát triển các nhóm ngành nghề ưu tiên và các sản phẩm đặc trưng của địa phương; Nâng cao nhận thức và công tác quản lý nhà nước; Giải pháp về kỹ thuật công nghệ và bảo vệ môi trường; Giải pháp về phát triển hạ tầng; Giải pháp về đào tạo lao động, đào tạo quản lý; Giải pháp về đầu tư phát triển vùng nguyên liệu; Giải pháp về đất đai; Giải pháp về thị trường; Giải pháp về vốn đầu tư.
Nội dung chi tiết có Quyết định số 4460/QĐ-UBND của UBND tỉnh kèm theo |
Ý kiến bạn đọc