Quy hoạch phát triển thương mại

Chủ nhật - 31/10/2021 10:59 745 0
Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2025

(Theo Quyết định số 102/QĐ-UBND ngày 05/3/2012 của UBND tỉnh Bình Định về phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2025)

1.Quan điểm:

- Phát triển  thương mại phải phù hợp với các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường,  bảo đảm quyền tự chủ, tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể;  bám sát Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh, Quy hoạch  phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn năm 2011-2020, định hướng đến 2030 nhằm  phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh trong việc đảm bảo phát triển  thương mại nhanh, bền vững; đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ,  phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế, xã hội và quá trình chuyển dịch cơ cấu  kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Phát triển  thương mại phải đáp ứng được mục tiêu phát triển thương mại nông thôn ngày càng  vững mạnh, đảm bảo thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia của Chính phủ về  phát triển thương mại nông thôn. Bên cạnh đó phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa mở  rộng thị trường trong nước và xuất khẩu với phát triển thị trường trong tỉnh;  nâng cao vai trò cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, thúc đẩy phát triển sản  xuất hàng hóa; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và quản lý ...

- Phát triển  thương mại gắn kết với đầu tư sản xuất theo lộ trình cam kết quốc tế, đồng thời  chủ động đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của thị trường và người tiêu dùng  trong cả nước. Phát triển thương mại phải gắn liền với phát triển du lịch và  dịch vụ, bảo vệ môi trường sinh thái, đưa thương mại - dịch vụ trở thành ngành  kinh tế mũi nhọn và có tốc độ phát triển nhanh hơn tốc độ tăng của GDP.

2. Mục  tiêu:

a) Mục  tiêu chung: Xây dựng và phát triển mạnh thương mại  theo hướng hiện đại dựa trên các cơ cấu ngành hợp lý với sự tham gia của các  thành phần kinh tế, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều  tiết của Nhà nước. Trên cơ sở đó, nâng cao vai trò của ngành thương mại trong  việc gia tăng giá trị đóng góp vào GDP của tỉnh; thu hút lao động xã hội, tạo  việc làm mới; kết nối sản xuất với tiêu dùng, điều khiển và dẫn dắt sản xuất  định hướng theo nhu cầu thị trường; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

b) Mục  tiêu cụ thể:

- Tổng mức lưu  chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội trên địa bàn tỉnh tăng bình  quân khoảng 22%/năm trong giai đoạn 2011-2015; khoảng 21%/năm trong giai đoạn  2016-2020.

- Giá trị tăng  thêm của ngành thương mại chiếm tỷ trọng khoảng 8,5% trong GDP vào năm 2015  và 9,5 % trong GDP vào năm 2020.

- Tỷ trọng thương  mại hiện đại khoảng 20% trong giai đoạn 2011 - 2015 và 30% trong giai đoạn  2016-2020.

- Kim ngạch xuất  khẩu đạt khoảng 750 triệu USD vào năm 2015 và khoảng 1.400 triệu USD vào năm  2020.

3. Định  hướng phát triển thương mại giai đoạn 2011-2020:

a) Định  hướng phát triển:

- Phát triển mạng  lưới chợ: Đến năm 2020 toàn tỉnh có khoảng 224 chợ được đầu tư xây dựng, trong  đó chủ yếu là chợ hạng II và hạng III.

- Phát triển mạng  lưới siêu thị, trung tâm thương mại: Đến năm 2020 toàn tỉnh có khoảng 66 trung  tâm thương mại, siêu thị được đầu tư xây dựng, trong đó chủ yếu là siêu thị hạng  II và hạng III.

- Phát triển  Trung tâm Hội chợ triển lãm: Đến năm 2020 đầu tư xây dựng hoàn chỉnh Trung tâm  Hội chợ triển lãm đạt quy mô cấp vùng với diện tích mặt bằng từ 03 - 05 ha tại  thành phố Quy Nhơn.

- Phát triển Tổng  kho thương mại và Trung tâm dịch vụ logistics: Đến năm 2020 đầu tư xây dựng một  số Tổng kho thương mại và Trung tâm dịch vụ logistics với quy mô lớn, có trang  thiết bị hiện đại, xếp dỡ bằng cơ giới hoá, tự động và bán tự động tại các địa  điểm thuận lợi, phù hợp với quá trình giao nhận, trung chuyển hàng hoá với số  lượng lớn để phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu, gia công chế biến sản phẩm cho các  nhà máy công nghiệp và phân phối hàng hoá cho các trung tâm thương mại trong và  ngoài tỉnh.

- Phát triển mạng lưới bán lẻ  xăng dầu: Đến năm 2020 toàn tỉnh có khoảng 324 cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo quy  hoạch được duyệt.

b) Quy  hoạch phát triển thương mại theo địa bàn:

b1) Thành phố Quy Nhơn:

- Mạng lưới chợ:  Hiện có 24 chợ, đến năm 2020 có khoảng 37 chợ

- Mạng lưới  siêu thị: Hiện có 03 siêu thị,đến năm 2020 có khoảng 28 siêu thị các loại.

- Mạng lưới  TTTM: Hiện có 03 TTTM,đến năm 2020 có khoảng 09  TTTM.

- Mạng lưới  xăng dầu: Hiện có 33 cửa hàng bán lẻ xăng dầu (CHXD),  trong đó có 24 điểm trên đất liền và 09  điểm trên sông biển; Đến năm 2020 có khoảng 55 CHXD.

- Cơ sở chiết  nạp khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG): Hiện có 03  cơ sở chiết nạp LPG (tại KCN Phú Tài),đến năm 2020 có khoảng 04  cơ sở chiết nạp LPG.

- Định hướng quy  hoạch các đường phố thương mại:

+ Đường Xuân  Diệu: chuyên doanh ẩm thực

+ Đường Tăng Bạt  Hổ: chuyên doanh các mặt hàng giày dép, quần áo.

+ Đường Phan Bội  Châu: chuyên doanh các mặt hàng mỹ nghệ.

+ Đường Lê Hồng  Phong: chuyên doanh các mặt hàng điện máy.

b2)Huyện An Lão:

- Mạng lưới chợ:  Hiện có 02 chợ, đến năm 2020 có khoảng 11 chợ.

- Mạng lưới TTTM,  siêu thị: Dự kiến đến năm 2020 có 02 TTTM, siêu thị tại thị trấn An Lão và xã An  Hòa.

- Mạng lưới xăng  dầu: Hiện có 03 CHXD, đến năm2020 có 09 CHXD. 

b3)Huyện Hoài Nhơn:

- Mạng lưới  chợ: Hiện có 18 chợ, đến năm 2020 có khoảng 23 chợ. 

- Mạng lưới  siêu thị: Đến năm 2020 có  02 siêu thị.

- Mạng lưới  TTTM: Đến năm 2020 đầu tư xây dựng từ 01-02 TTTM tạithị trấn Bồng Sơn.

- Mạng lưới  xăng dầu: Hiện có 42 CHXD, đến năm 2020 có 51 CHXD.

- Cơ sở chiết  nạp khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG): Hiện có 01  trạm chiết nạp LPG, đến năm 2020 có 02 cơ sở chiết nạp LPG.

b4)Huyện Hoài Ân:

- Mạng lưới  chợ: Hiện có 10 chợ, đến năm 2020 có khoảng 16 chợ.

- Mạng lưới  TTTM, siêu thị: Đến 2020 có từ 02-03  TTTM, siêu thị.

- Mạng lưới  xăng dầu: Hiện có 11 CHXD; đếnnăm 2020 có 20 CHXD.

- Cơ sở chiết  nạp khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG): Đến năm 2020 có 01 cơ sở chiết  nạp LPG tại Cụm công nghiệp thị trấn Tăng Bạt Hổ.

b5) Huyện Phù Mỹ:

- Mạng lưới  chợ: Hiện có 22 chợ, đến năm 2020 có 26 chợ.

- Mạng lưới  siêu thị: Đến năm 2020 có02 siêu thị tại thị trấn Bình Dương và xã Mỹ Chánh.

- Mạng lưới  TTTM: Đến năm 2020 có 01 TTTM.

- Mạng lưới  xăng dầu: Hiện có 34 CHXD, đến năm 2020 có 48 CHXD.

- Trung tâm dịch  vụ logistics: Đến năm 2020 có 03  hệ thống kho tại các xã Mỹ Chánh,  Mỹ Thành và Mỹ Trinh (tuyến QL 1A).

b6) Huyện Vĩnh Thạnh:

- Mạng lưới  chợ: Hiện có 06 chợ, đến năm2020 có 10 chợ.

- Mạng lưới  TTTM, siêu thị: Đến 2020 có 01  TTTM, siêu thị tại thị trấn  Vĩnh Thạnh trên cơ sở nâng cấp chợ Định Bình.

- Mạng lưới  xăng dầu: Hiện có 05 CHXD,  trong đó có 2 cửa hàng đang đầu tư xây dựng;  đến năm 2020 có 11 CHXD.

b7) Huyện Tây Sơn:

- Mạng lưới chợ:  Hiện có 14 chợ, đến năm 2020 có 18 chợ.

- Mạng lưới siêu  thị: Đến năm 2020 có 02 siêu thị.

- Mạng lưới TTTM:  Đến năm 2020 có 04 TTTM tại thị trấn Phú Phong, xã Bình Hòa và xã Tây Giang.

- Mạng lưới xăng  dầu: Hiện có 23 CHXD, đến năm 2020 có 31 CHXD.

- Cơ sở chiết  nạp khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG): Hiện có 01 cơ sở chiết nạp LPG,  đến năm 2020 có 02 trạm chiết nạp gas  (đầu tư xây dựng thêm 01  cơ sở tại xã Bình Hòa).

- Trung tâm dịch  vụ logistics: Đến năm 2020 có 02 cụm kho bãi tại Cụm công  nghiệp Nước xanh và xã Bình Nghi.

b8) Huyện Phù Cát:

- Mạng lưới chợ:  Hiện có 24 chợ, đến năm 2020 có 29  chợ.

- Mạng lưới  TTTM, siêu thị: Đến năm 2020đầu tư xây dựng 01 TTTM hoặc  siêu thị tại thị trấn Ngô Mây.

- Mạng lưới  xăng dầu: Hiện có 26 CHXD, đếnnăm 2020 có 34 CHXD.

- Cơ sở chiết  nạp khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG): Hiện có 01 cơ sở chiết nạp LPG,  đến năm 2020 không đầu tư,  phát triển mới lĩnh vực này mà chỉ thực hiện nâng cấp,mở rộng quy mô công suất của cơ sở hiện có.

b9) Thị  xã An Nhơn:

- Mạng lưới  chợ: Hiện có 18 chợ, đến năm 2020 có 21 chợ.

- Mạng lưới  TTTM, siêu thị: Hiện có 01 siêu  thị sách ở phường Bình Định, đến năm 2020 đầu tư xây dựng thêm 04 TTTM và siêu thị tại các phường Đập Đá, Bình Định và Nhơn  Thành.

- Mạng lưới  xăng dầu: Hiện có 22 CHXD,đến năm 2020 có 29 CHXD.

- Định hướng quy  hoạch các đường phố thương mại:

+ Đường Ngô Gia Tự: Chuyên doanh các mặt  hàng đồ gỗ.

+ Đường Trần Phú: Chuyên doanh các mặt hàng  điện, điện tử

- Trung tâm dịch  vụ logistics: Đến năm 2020 có các điểm kho dự trữ tại  phường Nhơn Hòa và các kho ở các khu, cụm công nghiệp  trên địa bàn.

b10) Huyện Tuy Phước:

- Mạng lưới chợ:  Hiện có 24 chợ, đến năm 2020 có 25 chợ.

- Mạng lưới  TTTM, siêu thị: Đến năm 2020đầu tư xây dựng 04 TTTM, siêu  thị tại thị trấn Tuy Phước,thị trấn Diêu Trì, xã Phước Hòa và  xã Phước Lộc.

- Mạng lưới  xăng dầu: Hiện có 21 CHXD, đếnnăm 2020 có 27 CHXD.

- Trung tâm dịch  vụ logistic: Đến năm 2020 đầu tư  xây dựng 03 điểm kho dự trữ hàng  hoá tại thị trấn  Diêu Trì, xã Phước An và xã Phước  Thành.

b11) Huyện Vân Canh:

- Mạng lưới chợ:  Hiện có 05 chợ, (trong đó có 1 chợ không hoạt động), đến năm 2020 có 08 chợ.

- Mạng lưới TTTM,  siêu thị: Đến năm 2020 đầu tư  xây dựng 02 TTTM, siêu thị tại thị trấn Vân Canh vàxã Canh Vinh.

- Mạng lưới  xăng dầu: Hiện có 04 CHXD, đếnnăm 2020 có 09 CHXD.

4. Một  số chương trình, dự án thương mại ưu tiên đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2011 -  2015:

- Xây dựng TTTM  thành phố Quy Nhơn;

- Xây dựng TTTM  Hoài Nhơn;

 - Xây  dựng TTTM An Nhơn;

 - Xây dựng TTTM Tây Sơn;

 - Chợ cá Quy Nhơn (tại phường  Hải Cảng) được xây dựng thành chợ đầu mối trung tâm về bán buôn có quy mô lớn ở  khu vưc phía Nam tỉnh;

 - Chợ cá Đề Gi, Phù Cát;

 - Chợ cá Tam Quan, Hoài Nhơn;

 - Cụm thương mại Tam Quan, Hoài  Nhơn;

 - Cụm thương mại Bình Dương, Phù  Mỹ;

 - Cụm thương mại thị trấn Phù  Mỹ;

 - Cụm thương mại thị trấn Ngô  Mây, Phù Cát;

 - Cụm thương mại Gò Găng, An  Nhơn;

 - Cụm thương mại thị trấn Diêu  Trì, Tuy Phước;

 - Quy hoạch xây dựng kết cấu  hạ tầng thương mại khu vực nông thôn theo quy định tại Quyết định số 23/QĐ-TTg  của Thủ tướng Chính phủ.

 5. Nhu  cầu vốn đầu tư phát triển:

 Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát  triển thương mại giai đoạn 2011-2020 khoảng 15.814,6 tỷ đồng. Nhu cầu vốn đầu tư  phát triển thương mại bình quân hàng năm của tỉnh trong giai đoạn 2011-2020 là  1.581,5 tỷ đồng. Nhu cầu vốn đầu tư tối thiểu để xây dựng kết cấu hạ tầng phục  vụ phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2020 khoảng 4.744,4 tỷ  đồng, chiếm khoảng 30% so với tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển thương mại trên  địa bàn tỉnh.

 Nguồn vốn đầu tư xây dựng và  phát triển thương mại chủ yếu vốn của các nhà đầu tư, vốn tự có của doanh  nghiệp, vốn vay ngân hàng thương mại, vốn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách  tỉnh và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

6. Về  các giải pháp:

a) Xây dựng, triển khai thực hiện  các quy hoạch chi tiết thuộc phân ngành thương mại.

b) Triển khai thực hiện có hiệu  quả các cơ chế chính sách thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại  trên địa bàn tỉnh.

c) Xây dựng chính sách và giải  pháp phát triển nguồn hàng cung ứng ổn định cho thị trường của tỉnh.

d) Đầu tư phát triển mạnh mẽ các  loại hình thương mại và dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh.

e) Phát triển nguồn nhân lực đảm  bảo có chất lượng để phục vụ phát triển thương mại.

f) Không ngừng đổi mới phương  thức và tăng cường năng lực quản lý hoạt động thương mại.

g) Thúc đẩy và nâng cao hiệu quả  liên kết giữa thị trường trong tỉnh với thị trường bên ngoài.

h) Xây dựng và bảo vệ thương hiệu  doanh nghiệp và các sản phẩm, hàng hoá chủ lực của tỉnh.

i) Các biện pháp bảo vệ môi  trường trong quá trình hoạt động phát triển thương mại.

7. Phân  công tổ chức thực hiện:

a) Sở Công  Thương: Là cơ quan đầu mối, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành  liên quan tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, cụ thể:

+ Phối hợp với  các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng, trình UBND  tỉnh phê duyệt các Quy hoạch chi tiết có liên quan của ngành thương mại để có cơ  sở tổ chức quản lý, đầu tư xây dựng và phát triển thương mại và các phân ngành  bán buôn và bán lẻ của ngành thương mại phát triển một cách hài hoà, hợp lý và  đạt hiệu quả cao.

+ Phối hợp với  các cơ quan có liên quan tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành cơ chế khuyến khích  đầu tư xây dựng các loại hình thương mại hiện đại trên địa bàn; phối hợp với Sở  Kế hoạch và Đầu tư tổ chức kêu gọi xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các tập đoàn,  công ty phân phối đa quốc gia, các nhà phân phối lớn trong nước vào đầu tư phát  triển các hệ thống phân phối hiện đại trên địa bàn tỉnh.

+ Xây dựng và  phối hợp tổ chức thực hiện các đề án hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại vừa và  nhỏ; đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ doanh nghiệp thương mại áp dụng kỹ thuật,  công nghệ hiện đại trong sản xuất kinh doanh.

+ Thúc đẩy thành  lập Hiệp hội các doanh nghiệp thương mại của tỉnh và hỗ trợ để không ngừng nâng  cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội này trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện  chiến lược và các chính sách phát triển ngành, thực hiện các chương trình liên  kết giữa các nhà phân phối trên địa bàn tỉnh với các nhà phân phối trong và  ngoài nước, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp thương mại.

+ Chủ động xây  dựng danh mục các dự án đầu tư trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối theo  quy hoạch đã phê duyệt và phối hợp tổ chức kêu gọi thu hút đầu tư các dự án nêu  trên để phục vụ phát triển thương mại giai đoạn 2011- 2020.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Cân đối, bố trí kế hoạch vốn đầu tư  phát triển thương mại hàng năm; nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến  khích thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển thương mại; tổ  chức các hoạt động xúc tiến đầu tư phục vụ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của  tỉnh.

c) Sở Tài chính:  Đề xuất bố trí kinh phí phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, kinh phí lập quy  hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng các công trình thương mại có sự hỗ trợ của Nhà  nước.

d) Sở Xây dựng:  Tham mưu đề xuất bố trí không gian và kiến trúc xây dựng phù hợp theo tiêu chuẩn  quy định cho các loại hình thương mại ở từng khu vực trên địa bàn tỉnh.

đ) Sở Giao thông  Vận tải: Tham mưu đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển giao thông  của tỉnh theo hướng tạo thuận lợi cho phát triển mạng lưới thương mại và lưu  chuyển hàng hoá trên thị trường. Phối hợp với Công an tỉnh cải tiến và hoàn  thiện công tác quản lý an toàn giao thông để tạo thuận lợi cho hoạt động thương  mại tại các khu vực, kể cả trong việc cung ứng, bốc dỡ và xuất nhập hàng hoá tại  các bến cảng, bến tàu, nhà ga ... trên địa bàn tỉnh.

e) Sở Tài nguyên  và môi trường: Tham mưu đề xuất kịp thời việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử  dụng đất phục vụ phát triển thương mại, xác định thoả thuận địa điểm các dự án  đầu tư thương mại đã được chấp thuận chủ trương. Phối hợp với Sở Công Thương và  các sở ngành liên quan xây dựng, ban hành các quy định sử dụng đất phục vụ phát  triển thương mại của tỉnh.

g) Sở Nông nghiệp  và Phát triển nông thôn: Tham mưu đề xuất quy hoạch phát triển kịp thời các vùng  nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy sản xuất, chế biến nông-lâm-thuỷ sản, góp  phần đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu, phục vụ tốt công tác xuất khẩu hàng hoá  đạt hiệu quả cao cho các doanh nghiệp.

 

h) UBND các  huyện, thị xã, thành phố: Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung quy hoạch  phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại và mạng lưới bán buôn, bán lẻ  trên từng địa bàn; phối hợp các sở ngành liên quan triển khai các giải pháp,  chương trình, kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển thương mại của tỉnh. Bố  trí và sử dụng các cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn phù hợp để góp phần  nâng cao chất lượng quản lý hoạt động thương mại trên địa bàn.

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây