Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2023

Thứ sáu - 07/07/2023 15:30 249 0
Sáng ngày 07/7/2023,  Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.
Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội có các đồng chí Lãnh đạo Bộ Công Thương; đại diện các Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao; Lãnh đạo các Tổng cục, Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Công Thương; Đại diện lãnh đạo  một số tỉnh, thành phố và các Tập đoàn, Tổng Công ty…
Tại điểm cầu Bình Định có sự tham dự của đồng chí Ngô Văn Tổng - Giám đốc Sở Công Thương, đồng chí Trần Đức Tiến – Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Bình Định và các đồng chí là Lãnh đạo các Phòng, đơn vị trực thuộc của 02 đơn vị.
Quang cảnh điểm cầu Bình Định tham dự Hội nghị trực tuyến.
Quang cảnh điểm cầu Bình Định tham dự Hội nghị trực tuyến.

Đây là lần đầu tiên Bộ Công Thương kết hợp tổ chức Hội nghị giao ban Xúc tiến Thương mại định kỳ với sự tham gia của 63 Thương vụ trên thế giới để hỗ trợ hệ thống các Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ, VP Xúc tiến Thương mại nắm bắt tình hình và phối hợp triển khai nhiệm vụ chung của Bộ trong thời tới.
 Hội nghị đã được nghe Thứ trưởng Phan Thị Thắng báo cáo tóm tắt tình hình công tác trong 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Theo đó, trong bối cảnh tình hình quốc tế tiếp tục có nhiều diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức mới xuất hiện nặng nề hơn so với dự báo, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm; Ở trong nước, nền kinh tế vẫn chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 và cần có thời gian để tích lũy, nền kinh tế lại có độ mở lớn, năng lực nội tại, sức chống chịu, khả năng thích ứng còn hạn chế,... đặt ra những khó khăn, thách thức lớn.
Trong bối cảnh đó, với nỗ lực và quyết tâm cao, Sản xuất công nghiệp đã phục hồi 98,8% so với cùng kỳ năm 2022; Ngành điện tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là vào thời điểm đầu mùa nắng nóng, nhưng đã nhanh chóng khắc phục và cơ bản bảo đảm phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội; Về hoạt động XNK, cán cân thương mại đạt mức xuất siêu kỷ lục 12,25 tỷ USD (gấp gần 11 lần so với mức thặng dư 1,16 tỷ USD của cùng kỳ năm trước); Nhập khẩu hàng hóa cơ bản được kiểm soát tốt, kim ngạch nhập khẩu tăng chủ yếu là các nhóm hàng phục vụ sản xuất để XK và hàng hóa thiết yếu; Thị trường trong nước phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng cao, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong 6 tháng đầu năm tăng 10,9% so với cùng kỳ; Thương mại điện tử tiếp tục là phương thức phân phối quan trọng, góp phần phát triển chuỗi cung ứng và lưu thông trong và ngoài nước; Công tác hội nhập kinh tế quốc tế được tăng cường, thúc đẩy; Công tác XTTM tiếp tục được đổi mới; Công tác quản lý Cụm công nghiệp (CCN) và khuyến công quốc gia được triển khai đồng bộ, hiệu quả.

Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, ngành Công Thương trong 6 tháng đầu năm 2023 vẫn còn những tồn tại, hạn chế đáng lưu ý: Sản xuất công nghiệp tuy có chuyển biến tích cực nhưng còn chậm, chưa phục hồi hoàn toàn so với cùng kỳ; Kim ngạch XK, NK chung đều giảm so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là ở khu vực DN trong nước; Việc cung ứng điện gặp nhiều khó khăn, phải thực hiện điều hòa phụ tải và tiết giảm điện ở một số địa bàn vào thời điểm nắng nóng gay gắt, ảnh hưởng đến hoạt động SXKD và sinh hoạt của người dân…
Nhìn chung, trong bối cảnh thế giới, khu vực biến động nhanh, phức tạp, khó lường, nhiều vấn đề vướng mắc trong nội tại nền kinh tế đã tích tụ qua thời gian, nhưng kết quả đạt được trong 06 tháng đầu năm của ngành Công Thương là rất đáng ghi nhận, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Kết luận tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đề nghị các đơn vị của ngành và các địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm trọng tâm như sau:
Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là các Nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm 2023;
Hai là, tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm hiệu quả, đúng quy định, không để chậm trễ, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để sớm đưa vào vận hành các công trình, dự án trọng điểm, có vai trò quan trọng, tính lan tỏa cao trong các lĩnh vực: điện, dầu khí, công nghiệp chế biến, chế tạo, khoáng sản, logistics…
Ba là, khẩn trương hoàn thành xây dựng Kế hoạch triển khai Quy hoạch Điện 8 và Chiến lược phát triển ngành Điện; Tích cực triển khai xây dựng Luật đã ban hành và các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp, chính sách xã hội hóa đầu tư lưới điện truyền tải nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng mới, phát triền công nghiệp chế tạo thiết bị ngành điện…
Bốn là, đẩy nhanh tiến độ đàm phán, ký kết với các cơ chế hợp tác song phương và đa phương mới với các nước, các khu vực còn tiềm năng; tiếp tục phát huy tốt vai trò của hệ thống cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài trong việc cung cấp kịp thời các thông tin về thị trường, các quy định, chính sách mới của các nước sở tại; cảnh báo sớm các rào cản mới của đối tác và các vụ việc phòng vệ thương mại; tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp thâm nhập các thị trường mới nỗi; tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu…
Năm là, đối với các cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cần chủ động nghiện cứu nắm vững nhu cầu, thị hiếu, yêu cầu của thị trường và thường xuyên cập nhật các quy định, chính sách mới của các nước sở tại để tham mưu, đề xuất những phản ứng chính sách kịp thời. Thường xuyên giữ mối liên hệ, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ, cac Bộ, các ngành liên quan và các địa phương, hiệp hội ngành hàng để hỗ trợ, kết nối xúc tiến thuong mại đặc biệt là hỗ trợ xuất khẩu nông, thủy sản có tính mùa vụ.
Sáu là, củng cố duy trì kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo điều hành; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu gắn với tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát cả chuyên ngành và công vụ; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục; Chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điệm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Ngoài ra, Bộ trưởng còn đề nghị đối với UBND các tỉnh, thành phố tư lệnh ngành Công Thương cũng đề nghị rà soát, cập nhật nhwuxng chủ trương, định hướng trong Quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch Vùng và các quy hoạch phát triển ngành quốc gia để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh, đảm bảo đồng bộ, liên thông giữa các cấp quy hoạch.
Sau Hội nghị, Bộ trưởng cũng đã đề nghị các đơn vị thuộc Bộ khẩn trương xây dựng Kê hoạch và triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả, phấn đấu hoàn thành cà hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu năm 2023 đã đề ra.

Tác giả bài viết: Phạm Thị Minh Hường

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây