Kế hoạch chuyển đổi số của Sở Công Thương năm 2023, định hướng đến năm 2025

Thứ hai - 03/04/2023 14:11 404 0
Nhằm đổi mới căn bản và toàn diện công tác chỉ đạo, điều hành; tập trung nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng; xây dựng, phát triển hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành tạo nền tảng xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số trong lĩnh vực Công Thương trên địa bàn tỉnh góp phần hiện đại hóa nền hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp; Phát triển, xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và bền vững; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và người tiêu dùng tiếp cận và khai thác ứng dụng các nền tảng thương mại điện tử. Sở Công Thương đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Sở Công Thương năm 2023, định hướng đến năm 2025 với những giải pháp triển khai thực hiện cụ thể như sau:
chuyen doi so giai quyet cac van de cua xa hoi vi mot cuoc 6d7d7 (1)
chuyen doi so giai quyet cac van de cua xa hoi vi mot cuoc 6d7d7 (1)

1. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện chuyển đổi số.
- Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Sở thường xuyên được kiện toàn và nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của Sở Công Thương; xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho các tập thể, cá nhân liên quan; kịp thời chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số của Sở Công Thương.
2. Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số
Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác chuyển đổi số nhằm góp phần nâng cao nhận thức của công chức, viên chức Sở Công Thương và người dân, doanh nghiệp về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số; thúc đẩy sự tham gia, hành động đồng bộ của các cấp, tập thể, cá nhân thuộc Sở Công Thương và sự tham gia của người dân, doanh nghiệp bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số, cụ thể:
- Kịp thời phổ biến, quán triệt các nghị quyết, chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước trong công tác chuyển đổi số; chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của Sở Công Thương đến toàn thể công chức, viên chức Sở Công Thương.
- Tổ chức truyền thông, lan tỏa sâu rộng các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác chuyển đổi số, các nền tảng số, công nghệ số trên Trang thông tin điện tử, Bản tin Công Thương của Sở và qua một số phương tiện truyền thông khác.
- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền cho đoàn viên, người lao động các cơ quan về mua sắm trực tuyến tại các sàn thương mại điện tử Việt Nam, nhất là đặt mua các sản phẩm OCOP Bình Định trên sàn thương mại điện tử.
3. Rà soát, tham mưu hoàn chỉnh các quy định, quy chế phù hợp với công tác chuyển đổi số.
Nghiên cứu, rà soát tham mưu, đề xuất điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định, quy chế phù hợp với công tác chuyển đổi số, tạo điều kiện để phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
4. Xây dựng, phát triển hạ tầng chuyển đổi số
4.1. Hạ tầng công nghệ thông tin
Tiếp tục rà soát, đầu tư, nâng cấp hệ thống mạng, thiết bị công nghệ thông tin, xây dựng phòng họp trực tuyến,… đảm bảo hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu triển khai các phần mềm ứng dụng dùng chung, dịch vụ công trực tuyến/một cửa điện tử đã được triển khai; đáp ứng các yêu cầu triển khai công tác chuyển đổi số, phát triển chính quyền điện tử của cơ quan.
4.2. Hạ tầng dữ liệu
- Tiếp tục duy trì, cập nhật, khai thác các phần mềm, cơ sở dữ liệu Sở Công Thương đã đầu tư, xây dựng như: Cơ sở dữ liệu môi trường ngành Công Thương;… góp phần nâng cao hiệu quả, năng suất hoạt động quản lý nhà nước của Sở, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Thực hiện chia sẻ dữ liệu của Sở Công Thương, khái thác dữ liệu của các cơ quan, đơn vị khác trên Cổng dữ liệu mở tỉnh Bình Định (https://opendata.binhdinh.gov.vn) để  phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị và tạo điều kiện phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao chủ trì, để xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành trên các lĩnh vực Sở Công Thương đã đăng ký trong năm 2022.
5. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số
- Cử công chức, viên chức tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng về công tác chuyển đổi số do các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức nhằm phát triển nguồn nhân lực của Sở đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác chuyển đổi số của Sở Công Thương.
- Cử công chức phụ trách an toàn thông tin tham gia các khóa đào tạo, tập huấn kỹ năng xử lý các mối nguy hại của mã độc, kỹ năng về an toàn thông tin.
6. Bảo đảm an toàn thông tin mạng
- Thường xuyên rà soát, cập nhật hệ thống thông tin và phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ phù hợp với quy định của pháp luật và tiêu chuẩn về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ hệ thống thông tin đang vận hành.
- Rà soát, kịp thời ban hành các quy chế, quy định về quản lý, sử dụng và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng.
- Phổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng; phối hợp, cử công chức, viên chức tham gia đầy đủ các khoá bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ, kỹ thuật đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và bảo vệ BMNN trên không gian mạng do các cơ quan chuyên môn tổ chức.
7. Phát triển chính quyền số.
- Triển khai cập nhật, khai thác các cơ sở dữ liệu có liên quan trong Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung tỉnh Bình Định ban hành tại Quyết định số 1253/QĐ-UBND ngày 18/4/2022 của UBND tỉnh và các phần mềm dùng chung khác do cấp có thẩm quyền triển khai thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan được giao chủ trì xây dựng phát triển phần mềm và đơn vị liên quan.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm việc ứng dụng văn phòng điện tử, chữ ký số để tiếp nhận, số hóa, chỉ đạo điều hành, tạo lập hồ sơ công việc điện tử và phát hành văn bản điện tử thông qua môi trường mạng.
- Thực hiện nghiêm công tác số hóa hồ sơ và trả kết quả điện tử cho người dân và doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ toàn trình đối với các thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Tiếp tục tuyên truyền, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến để thực hiện các thủ tục hành chính.
- Áp dụng, khai thác có hiệu quả các nền tảng số dùng chung do trung ương và địa phương triển khai như: cơ sở dữ liệu quốc gia về gân cư, nền tảng định danh và xác thực điện tử quốc gia; hệ thống dữ liệu mở của tỉnh;… để giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp và hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan.
8. Phát triển kinh tế số
8.1. Phát triển thương mại điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
- Phối hợp với các doanh nghiệp phát triển nền tảng thương mại điện tử và nền tảng địa chỉ số để đẩy mạnh triển khai kế hoạch rà soát, lựa chọn các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ hợp tác (gọi tắt là hộ sản xuất nông nghiệp) tham gia sàn thương mại điện tử nhằm kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về TMĐT.
- Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động TMĐT.
- Xây dựng thị trường và nâng cao lòng tin người tiêu dùng trong TMĐT.
- Tăng cường năng lực các hệ thống hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho thương mại điện tử.
- Đẩy mạnh ứng dụng TMĐT hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, mở rộng tiêu thụ hàng hóa nội địa và thúc đẩy phát triển TMĐT tại địa phương.
- Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ mới trong thương mại điện tử, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở sản xuất đầu tư, đổi mới máy móc, thiết bị, nhằm tăng cường tự động hóa, nâng cao năng xuất và hiệu quả sản xuất kinh doanh góp phần thực hiện chuyển đổi số tại các doanh nghiệp.
8.2. Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng
Tiếp tục chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị quản lý, kinh doanh điện trên địa bàn tỉnh tập trung hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cung ứng điện một cách hiệu quả và thực hiện kết nối các đồng hồ đo điện số để cải thiện tốc độ và sự chính xác của hóa đơn, xác định sự cố về mạng lưới nhanh hơn; hỗ trợ người dùng cách tiết kiệm năng lượng và phát hiện ra các tổn thất, mất mát điện năng. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp và tự động hóa lưới điện; Hệ thống đo đếm, chăm sóc khách hàng; Chuyển đổi hợp đồng mua bán điện sang hợp đồng điện tử; Tuyên truyền hướng dẫn người dùng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm.
9. Phát triển xã hội số
Cán bộ công chức, viên chức, người lao động Sở Công Thương gương mẫu sử dụng các dịch vụ xã hội số (y tế, an sinh xã hội, thanh toán điện tử, phản ánh hiện trường…); thực hiện đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2, tích cực tham gia tuyên truyền, hướng dẫn người dân tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chính quyền số, xã hội số, tham gia phát triển kinh tế số.

Tác giả bài viết: Trần Kiên

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây