Phê duyệt Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020-2025

Thứ ba - 11/08/2020 23:59 143 234
Ngày 12/6/2017, Quốc hội đã thông qua Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) và ngày 11/3/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ DNNVV…là dấu mốc quan trọng khẳng định cam kết mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về ưu tiên phát triển DNNVV, doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước trở thành động lực quan trọng cho phát triển kinh tế.
Phê duyệt Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020-2025

Đối với tỉnh Bình Định, trong những năm gần đây, công tác phát triển doanh nghiệp ngày càng được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm, coi trọng,số lượng và chất lượng DNNVV ngày càng phát triển. Cùng vớixu thế phát triển chung của cộng đồng doanh nghiệp cả nước, doanh nghiệp trênđịa bàn tỉnh ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, tham gia trên tấtcả các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp, xây dựng; thương mại,dịch vụ và đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhà. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNVV còn khá thấp, nhất là trong lĩnh vực sảnxuất công nghiệp.

Ngày 24/7/2020, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2960/QĐ-UBND phê duyệt Đề án hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020-2025 để thúc đẩy sự liên kết, phát triển hoạt động sảnxuất kinh doanhcủa cộng đồng doanh nghiệp toàn tỉnh nói chung và DNNVV nói riêng.Mục tiêu của Đề án là nhằm thúc đẩy các DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗigiá trị trong sản xuất và chế biến các sản phẩm công nghiệp có lợi thế của tỉnh, qua đó huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đềxã hội như tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội.Phấn đấu giai đoạn 2020-2025 hình thành 18-20 cụm liên kết ngành và 60-70% doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành được hỗ trợ, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu các doanh nghiệp xuất khẩu được hỗ trợ trong cụm liên kết ngành 8%/năm.

Theo đó, Đề án gồm 5nội dung hỗ trợ chính, cụ thể:

(1)Hỗ trợ đối với các khóa đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất chuyên biệt tại hiện trường.

(2)Hỗ trợ liên kết sản xuất, kinh doanh: Hỗ trợchi phí hợp đồng tư vấn về thúc đẩy liên kết trong cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; Hỗ trợ giá trị hợp đồng tư vấn về xây dựng các dự án liên kết kinh doanh nhằm thúc đẩy phát triển thị trường, nâng cao giá trị của sản phẩm, hàng hóa.

(3)Hỗ trợ phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường: Hỗ trợ chi phí gian hàng tham gia Hội trợ triển lãm xúc tiến thương mại trong nước và ngoài nước; Hỗ trợ giá trị hợp đồng tư vấn về nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh; Hỗ trợ chi phí hợp đồng tìm kiếm thông tin, quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu chuỗi giá trị và cụm liên kết ngành.

(4)Tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng: Hỗ trợ giá trị hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở; Hỗ trợ phí thử nghiệm mẫu phương tiện đo; Hỗ trợ phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; hỗ trợ chi phí cấp dấu định lượng của hàng đóng gói sẵn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường; Hỗ trợ giá trị hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp tự tổ chức đo lường.

(5)Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về sản xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng: Hỗ trợ chi phí thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Hỗ trợ phí thử nghiệm về chất lượng hàng hóa tại hệ thống thử nghiệm thuộc cơ quan quản lý nhà nước; Hỗ trợ chi phí hợp đồng đặt hàng các cơ sở viện, trường để nghiên cứu thử nghiệm phát triển các sản phẩm, dịch vụ.

Đề án chú trọng lựa chọn cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến để hỗ trợ DNNVV tham gia đáp ứng một trong các tiêu chí theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ và lựa chọn 3 ngành công nghiệp:sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẳn; sản xuất tủ, bàn, ghế vì có đóng góp giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất hoặc có số lượng doanh nghiệp đang hoạt động lớn nhất hoặc tạo việc làm cho người lao động nhiều nhất để hỗ trợ tham gia các cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Các DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị cần đáp ứng 2 điều kiện quy định, gồm: tạo ra sản phẩm có lợi thế cạnh tranh về chất lượng và giá thành và có đổi mới sáng tạo về quy trình công nghệ, vật liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị sẽ được lựa chọn tham gia Đề án hỗ trợ.

Tổng kinh phí thực hiện Đề ándự kiến là 11 tỷ đồng cho khoảng 380 lượt hỗ trợ DNNVV trong giai đoạn từ năm 2020-2025 được bố trí từ nguồn ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa. Dự kiến trong năm 2020 sẽ hỗ trợ 30 lượt với tổng kinh phí 940 triệu đồng, năm 2021 sẽ hỗ trợ 60 lượt với tổng kinh phí 1,7 tỷ đồng.

Chi tiết xem tại Quyết định số 2960/QĐ-UBND ngày 24/7/2020./.

Tác giả bài viết: nhatqlcn

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây