TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023
Chỉ số SXCN
Chỉ số SXCN (IIP) tháng 6/2023 tăng 4,22% so với cùng kỳ;
Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, chỉ số SXCN ước tăng 0,08% so với cùng kỳ[1]; trong đó: công nghiệp khai thác tăng 2,69%; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,32%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 2,24%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 12,04% so cùng kỳ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6/2023 ước đạt 8.887,8 tỷ đồng, tăng 21,7% so với cùng kỳ;
Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, ước đạt 50.383,8 tỷ đồng, tăng 17% so cùng kỳ, đạt 95,8% kế hoạch 6 tháng đầu năm 2023 (52.601 tỷ đồng) và đạt 47,4% kế hoạch năm (106.264 tỷ đồng).
Tình hình xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) tháng 6/2023 ước đạt 114,1 triệu USD, giảm 17,8% so với cùng kỳ; tính chung 6 tháng đầu năm 2023 ước thực hiện 730 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ, đạt 93,5% kế hoạch 6 tháng (781 triệu USD) và đạt 45,6% kế hoạch năm (1.600 triệu USD).
Kim ngạch nhập khẩu (KNNK) tháng 6/2023 ước đạt 30,9 triệu USD, giảm 35,5% so với cùng kỳ; tính chung 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 200,6 triệu USD, giảm 13,4% so với cùng kỳ, đạt 41,8% kế hoạch năm (480 triệu USD).
MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU TRONG 6 THÁNG CUỐI NĂM 2023
- Chỉ số SXCN
Phương án 1:
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Kế hoạch năm 2023 |
PHƯƠNG ÁN 1 |
|||||||
Quý I |
|
6 tháng cuối năm 2023 |
Trong đó ước: |
Cả năm |
|||||||
Quý III |
Quý IV |
|
|
||||||||
1 |
IIP |
% |
7,5-7,7 |
1,42 |
- 1,26 |
3-3,5 |
1,5 - 2,0 |
4,5 - 5,0 |
1,5 - 1,8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phương án 2:
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Kế hoạch năm 2023 |
PHƯƠNG ÁN 2 |
|||||||
Quý I |
|
6 tháng cuối năm 2023 |
Trong đó ước: |
Cả năm |
|||||||
Quý III |
Quý IV |
|
|
||||||||
1 |
IIP |
% |
7,5-7,7 |
1,42 |
- 1,26 |
3,5-4 |
2,0 - 2,5 |
5,0 - 5,5 |
1,8 - 2,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng cuối năm 2023 ước đạt 55.890 tỷ đồng;
- Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2023 ước đạt 780 triệu USD đến 830 triệu USD.
Để thúc đẩy hoạt động CN-TM trong 6 tháng cuối năm 2023, Sở Công Thương tiếp tục tập trung triển khai có hiệu quả công tác quản lý nhà nước của ngành như: - Triển khai: (1) thực hiện có hiệu quả Phương án Hỗ trợ tiệu thụ nông sản của tỉnh; (2) tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm có vốn trên 100 tỷ đồng trở lên đang triển khai sớm đi vào hoạt động theo tiến độ trong đó có 9 dự án dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2023, tạo ra giá trị mới về sản xuất công nghiệp năm 2023 phát huy hiệu quả, góp phần gia tăng giá trị SXCN; (3) xây dựng Đề án khuyến công điểm trên địa bàn tỉnh năm 2024; (4) thực hiện hỗ trợ, phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu tại Kế hoạch số 1480/KH-BCT ngày 04/3/2020 của Bộ Công Thương và Kế hoạch số 36/KH-SCT ngày 06/8/2021 của Sở Công Thương; (5) công tác phát triển hàng xuất khẩu tỉnh Bình Định; (6) Kế hoạch thực hiện Hiệp định FTA: EVFTA, CPTPP, UKVFTA, RCEP Kế hoạch phát triển dịch vụ Logistics tỉnh Bình Định năm 2023; (7) Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử tỉnh Bình Định năm 2023; (8) Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trong năm 2023.
- Tổ chức: (1) nghiệm thu các đề án khuyến công năm 2023 đã được phê duyệt, tạo điều kiện hỗ trợ cho các đơn vị vượt qua giai đoạn khó khăn; (2) Rà soát, đăng ký kế hoạch khuyến công quốc gia và thẩm định cấp cơ sở đề án khuyến công quốc gia năm 2024; (3) kiểm tra tình hình hoạt động điện lực của các đơn vị quản lý kinh doanh điện trên địa bàn tỉnh; (4) Kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy điện trước mùa mưa bão năm 2023 và tổng hợp báo cáo kết quả cho UBND tỉnh;
- Đảm bảo, ưu tiên cung ứng điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là quan tâm, tạo điều kiện đấu nối điện đối với các dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh để sớm đi vào hoạt động.
Bên cạnh đó, tiếp tục theo dõi tình hình giải quyết các kiến nghị Trung ương; đồng thời, tiếp tục nắm bắt khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp, các dự án sản xuất công nghiệp. Chủ động phối hợp theo dõi tình hình của các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất; làm việc với các doanh nghiệp theo ngành hàng sản xuất viên nén gỗ; hoá chất- dược phẩm; chế biến đồ gỗ nội, ngoại thất; sản xuất điện; chế biến thủy sản; vật liệu xây dựng; thức ăn chăn nuôi; sản xuất hàng may mặc và da giày… kịp thời đề xuất giải quyết những khó khăn, vướng mắc của DN trong quá trình hoạt động SXKD. Đồng thời, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng có thể mất cân đối cung cầu do dịch bệnh để kịp thời có biện pháp điều hành hoặc có kiến nghị, đề xuất nhằm bình ổn thị trường.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
Ý kiến bạn đọc