Có thể nhận thấy những ưu điểm nổi bật của việc mua sắm online, mô hình này đã và đang phát huy hiệu quả, được khuyến khích phát triển trong thời gian qua.Các trang thương mại điện tử luôn đầy đủ các mặt hàng, phong phú đa dạng về đốitượng và chủng loại sản phẩm như:Thực phẩm tươi sống, thực phẩm bao gói sẵn, thực phẩm đã qua sơ chế,thực phẩm chế biến, thực phẩmnhà làm đồ ăn vặt, thức ăn nhanh...Cách thức chọn mua thực phẩm online luôn được các cơ sở kinh doanh đầu tư ngày càng được cải tiến, hoàn thiện, các điều kiện hỗ trợ tư vấn, hỗ trợ giao hàng nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp người tiêu dùng dễ dàng mua được các sản phẩm thực phẩm đúng theo nhu cầu.
Ảnh: Các mặt hàng thực phẩm trên các sàn điện tử: Thực phẩm bao gói, Thực phẩm tươi sống, Thực phẩm chế biến sẵn
Không thể phủ nhận những tiện ích ưu việt của mô hình này, tuy nhiên cũng khó tránh khỏi những nhược điểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Do đó cần có những biện pháp cảnh báo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ mua thực phẩm online trong đại dịch Covid-19.
Nếu người tiêu dùng mua thực phẩm tại các cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, nhưng sau đó vận chuyển thực phẩm không đảm bảo các điều kiện về môi trường, nhiệt độ như nhà sản xuất đưa ra sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, không ít địa chỉ bán hàng online nhỏ lẻ theo kiểu gia đình không có giấy phép kinh doanh, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, thực phẩm chưa được cơ sở tự công bố chất lượng sản phẩm, nhãn hàng hóa không đúng quy định gây hiểu lầm cho người tiêu dùng, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm sử dụng các chất phụ gia không đúng quy định hoặc vượt quá giới hạn cho phép, thực phẩm chứa các chất độc hại, nguồn gốc nguyên liệu đầu vào không đạt chất lượng, trang thiết bị dụng cụ chế biến không đảm bảo an toàn, sử dụng bao bì không chuyên dùng cho thực phẩm… là những nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm rất cao.
Do đó, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số khuyến cáo:
- Người tiêu dùng chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương. Các website phải cung cấp đầy đủ các thông tin như: Thông tin về chủ sở hữu website (Tên đơn vị bán hàng, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế …); Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Thông tin về điều kiện giao dịch chung, các chính sách như đổi trả hàng và hoàn tiền, chính sách giao nhận, vận chuyển, thanh toán, bảo mật thông tin cá nhân người tiêu dùng.
- Nếu mua hàng qua các mạng xã hội, cần phải tìm hiểu kỹ các đánh giá của người mua trước, tìm hiểu kỹ thông tin về người bán, xem xét về vấn đề nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan quản lý kiểm tra về an toàn thực phẩm, tuyệt đối không nên mua ở những Fanpage không có thông tin người bán và không có địa chỉ rõ ràng, hoặc khi hỏi thông tin thì cố tình giấu địa chỉ bán hàng, chỉ nhận đặt hàng qua tin nhắn (inbox), chỉ bán hàng online chứ không có cửa hàng cụ thể.
Hãy là người tiêu dùng thông thái khi lựa chọn mua thực phẩm qua kênh mua sắm online, chỉ sử dụng dịch vụ của những cơ sở, doanh nghiệp uy tín, luôn đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, sát khuẩn khi nhận hàng. Sau khi nhận hàng cần tiến hành loại bỏ bao bì chứa đựng hàng hóa bên ngoài và kiểm tra số lượng, chất lượng thực phẩm đã đặt hàng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chủ động kiểm soát chất lượng thực phẩm bằng cách: sử dụng phương pháp kiểm tra cảm quan, kiểm tra thông tin sản phẩm ghi trên nhãn như: thành phần, thông tin cảnh báo, hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng, ngày sản xuất, hạng sử dụng….và phản hồi tích cực khi phát hiện những vấn đề mất an toàn thực phẩm. Những thông tin của người tiêu dùng sẽ giúp các cơ quan chức năng kịp thời ngăn chặn các sự cố mất an toàn thực phẩm tại các kênh mua bán thực phẩm online trên địa bàn tỉnh hiện nay.
Tác giả bài viết: thoattt
Ý kiến bạn đọc