Tình hình hoạt động công nghiệp, thương mại 9 tháng năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Chủ nhật - 20/09/2020 23:59 288 152
Trong 9 tháng năm 2020, tình hình kinh tế trong nước đã gặp nhiều khó khăn do tác động của kinh tế thế giới nhất là ảnh hưởng lớn do tác động (02 lần) của dịch bệnh Covid-19 đãảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nói chung và ngành công nghiệp - thương mại (CN-TM) nói riêng, trong đó đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh. Được sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tỉnh ủy, UBND tỉnhSở Công Thương đã tập trung có hiệu quả các giải pháp năm 2020 để đẩy mạnh hoạt động CN-TM trên địa bàn tỉnh; nhất là tạo điều kiện thuận lợi nhất trong hoạt động của DN theo tinh thần của Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong bối cảnh đại dịch Covid-19; cùng với sự nỗ lực của các DN, hoạt động công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong 9 tháng năm 2020 đạt được những kết quả như sau:
Tình hình hoạt động công nghiệp, thương mại 9 tháng năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Về sản xuất công nghiệp: Chỉ số SXCN 9 tháng ước tăng 4,89% so cùng kỳ;trong đó: Công nghiệp khai thác giảm 0,56%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,3%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 24,15%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 3,52%.

Hoạt động SXCN trong 9 tháng đầu 2020có sự tăng trưởng nhờmột số sản phẩm đang trong vụ sản xuất vẫn tiếp tục ổn định vìcó nhiều DN đã ký được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ngay từ đầu mùa vụ, trong đó nhiều sản phẩm sản xuất ổn định và tăng sản lượng phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Trong 24 sản phẩm công nghiệp chủ yếu có 11 sản phẩm tăng cao hơn mức tăng chung toàn tỉnh: Điện sản xuất (+67,1%); Tấm lợp bằng kim loại (+37,2%); Thùng, hộp bằng bìa cứng (+20%); Bàn bằng gỗ các loại (+14%); Đá ốp lát (+11,3%)... Tuy nhiên, cũng có một số sản phẩm giảm sâu so với cùng kỳ như: Giày dép các loại (-52,8); Tôm đông lạnh (-44,9%); Sữa và kem cô đặc (-11,8%)…

Nhìn chung SXCN9tháng vẫn ở mức tăng trưởng chưa cao, nguyên nhân một số sản phẩm có giá trị lớn của ngành nhưng giảm sâuso với cùng kỳ,chủ yếu do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã làm cho chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đứt gãy; bên cạnh đó xu hướng chính là các doanh nghiệp bị giãn thời gian giao hàng, hoãn các đơn hàng trong tháng 4, tháng 5 dẫn đến lượng tồn kho tăng.Cụ thể, đối với tình hình sản xuất kinh doanh các DN chế biến tôm đông lạnh gặp khó khăn do EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam (chiếm 20,5% tổng giá trị xuất khẩu tôm), trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên các giao dịch mua bán diễn ra rất chậm, bên cạnh đó các rào cản kỹ thuật và việc thắt chặt các quy định về nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các quy định kiểm soát chất lượng của thị trường nhập khẩu như kiểm tra hóa chất, kháng sinh; quy chế truy xuất nguồn gốc thủy sản đánh bắt (IUU), cấm nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín vào Australia… gần như 100% lô hàng xuất khẩu sang EU đều bị kiểm tra khiến doanh nghiệp phát sinh thêm nhiều chi phí và hệ luỵ càng làm cho hoạt động sản xuất thêm khó khăn;đối với DN ngành da giày, ngay từ đầu năm 2020, do chịu ảnh hưởng của dịch Covid- 19, nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc không có nên Công ty đã chủ động đàm phán hủy đơn hàng; đơn hàng trong năm 2020 rất ít và thời gian giao hàng ngắn. Hiện nay,  Công ty phải tạm ngừng hoạt động một số dây chuyền sản xuất, còn một số dây chuyền chỉ hoạt động cầm chừng nhằm giữ người lao động. Đến nay, trong tình hình bùng phát Covid-19 đợt 2 tại Châu Âu, Nhật Bản và đang kéo dài tại Hoa kỳ nên số lượng đơn đặt hàng cũng tiếp tục suy giảm đáng kể.

Về hoạt động thương mại trong 9 tháng năm 2020 bị tác động mạnh bởi đại dịch Covid-19, ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Mặc dù, vào thời điểm sôi động nhất của thị trường nhằm phục vụ nhu cầu vui xuân đón Tết, các kỳ nghỉ lễ lớn của năm (giỗ tổ Hùng Vương mùng 10/3, giải phóng miền Nam 30/4, ngày quốc tế lao động 1/5) của nhân dân, tuy nhiên, doanh thu tổng mức bán lẻ 9 tháng đầu năm 2020 giảm so với cùng kỳ. Hiện nay, quá trình kiểm soát dịch đã ổn định, nền kinh tế dần khôi phục hoạt động trở lại, các doanh nghiệp đang tập trung đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, chuẩn bị tốt nguồn hàng, tổ chức nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá hấp dẫn để kích cầu tiêu dùng nên tình hình thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh lưu thông thông suốt, không có hiện tượng khan hàng, gây sốt giá. Cùng với đó, chuỗi cung ứng thị trường xuất, nhập khẩu trong thời gian qua cũng bị gián đoạn do tác động của dịch Covid-19, nhất là thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản gặp nhiều khó khăn do không có thị trường tiêu thụ, các doanh nghiệp xuất khẩu khó khăn do bị sụt giảm, hoãn, hủy đơn hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số ngành hàng xuất khẩu thuận lợi trong 9 tháng năm như: tinh bột sắn, đá, bàn ghế nhựa giả mây, gỗ và sản phẩm gỗ...

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội 9 tháng năm 2020 ước đạt 55.859 tỷ đồng, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2019

Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) 9 tháng năm 2020 ước thực hiện 799,2 triệu USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ. Một số mặt hàng có KNXK tăng so với cùng kỳ: Hạt điều ước đạt 3,1 triệu USD, tăng 267%; gạo ước đạt 38,5 triệu USD, tăng 57,5%; sắn và các sản phẩm từ sắn ước đạt 19,2 triệu USD, tăng 13,7%; quặng và các khoáng sản khác ước đạt 36,4 triệu USD, tăng 15,7%; sản phẩm từ chất dẻo (bàn ghế nhựa giả mây) ước đạt 86,3 triệu USD, tăng 102,6%; gỗ ước đạt 166,8 triệu USD, tăng 13,3%; sản phẩm gỗ ước đạt 251,5 triệu USD, tăng 28,2%; hàng dệt may ước đạt 131,7 triệu USD, tăng 2,8%... Một số mặt hàng có KNXK giảm so với cùng kỳ: Hàng thủy sản ước đạt 47 triệu USD, giảm 22,9%; giày dép các loại ước đạt 4 triệu USD, giảm 43,5%.

Kim ngạch nhập khẩu (KNNK) 9 tháng năm 2020 ước đạt 230,5 triệu USD, giảm 18,2% so với cùng kỳ. Một số mặt hàng có KNNK tăng so với cùng kỳ năm: Thức ăn gia súc và nguyên liệu ước đạt 44 triệu USD, tăng 13,8; nguyên phụ liệu dược phẩm ước đạt 12,1 triệu USD, tăng 0,8%; cao su ước đạt 4,4 triệu USD, tăng 8,9%... Một số mặt hàng có KNNK giảm so với cùng kỳ: Hàng thủy sản ước đạt 26 triệu USD, giảm 13,6%; phân bón các loại ước đạt 11 triệu USD, giảm 37,7%; gỗ và sản phẩm từ gỗ ước đạt 28,4 triệu USD, giảm 9%; vải các loại ước đạt 10,6 triệu USD, giảm 34%; nguyên phụ liệu dệt may, da, giày ước đạt 41,3 triệu USD, giảm 12,2%; máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng ước đạt 39,3 triệu USD, giảm 44,3%.

Có thể thấy rằng, qua 9 tháng năm 2020, do tác động (02 lần) của dịch bệnh Covid-19 đãảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nói chung và ngành CN-TM nói riêng; trong đó, các chỉ số về CN-TM tuy có tăng trưởng nhưng còn thấp hoặcchưa đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, hầu hết các ngành hàng chủ lực của tỉnh như: Ngành dệt may - da giày, Ngành chế biến lâm sản, Ngành thủy sản, Ngành sắn và các sản phẩm từ sắn, ngành dược…đều chịu ảnh hưởng về đầu vào do thiếu hụt nguồn nguyên liệu hoặc đầu ra do sụt giảm nhu cầu tiêu dùng trong nước và quốc tế; hoặc chịu ảnh hưởng do những biến động mạnh về giá hàng hóa trên thị trường.

Trong thời gian tới, Sở Công Thương sẽ tiếp tục nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, chủ động phối hợp theo dõi tình hình hoạt động sản xuấtcủa các doanh nghiệp, các dự án SXCN đã và đang đầu tư, xây dựng, tổng hợp, dự báo và kịp thời đề xuất giải quyết những khó khăn, vướng mắc của DN trong quá trình hoạt động SXKD và đầu tư, sớm đưa các dự ánSXCN mới đi vào hoạt động phát huy hiệu quả, góp phần gia tăng giá trị SXCN trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại nội địa và khuyến khích tiêu dùng nội địa nhằm hỗ trợ người tiêu dùng, các doanh nghiệp tại địa phương sau dịch Covid 19 thông qua  Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo chống dịch Covid - 19 Trung ương và địa phương.

Phối hợp các huyện, thị xã, thành phố, các sở ngành có liên quan, các cơ sở công nghiệp nông thôn hoàn thành nghiệm thu đề án khuyến công năm 2020 đã được phê duyệt.

Tổ chức thông tin tuyên truyền, phổ biến Hiệp định CPTPP và thị trường của các nước tham gia Hiệp định CPTPP; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA),…cho các doanh nghiệp; Liên hệ các Tham tán Việt Nam tại nước ngoài thu thập thông tin và các cơ hội giao thương, để kịp thời cung cấp thông tin cho các doanh nghiệpxuất khẩu trên địa bàn tỉnh.

Tác giả bài viết: huongptm

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây