Tình hình hoạt động công nghiệp, thương mại quý I/2022; Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu quý II/2022 của ngành Công Thương

Thứ tư - 20/04/2022 08:03 751 0

Tình hình hoạt động công nghiệp, thương mại quý I/2022; Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu quý II/2022 của ngành Công Thương

I.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI THÁNG QUÝ I/2022.
1.Chỉ số SXCN
Chỉ số SXCN tháng 3/2022 tăng 17,55% so với tháng 02/2022 tăng 6,56% so với cùng kỳ. Tính chung trong quý I/2022, IIP trên địa bàn tỉnh ước tăng 6,75% so cùng kỳ. Trong đó: CN khai khoáng giảm 24,59%; CN chế biến, chế tạo tăng 6,58%; Sản xuất và phân phối điện tăng 16,57%; Cung cấp nước và xử lý chất thải tăng 3,93% so cùng kỳ.
2.Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tháng 3/2022 ước đạt 7.334,5 tỷ đồng, tăng 0,6% so với tháng 02/2022 và tăng 14,15% so với cùng kỳ (tháng 3/2021 đạt 6.268 tỷ đồng).
Tính chung quý I/2022 ước đạt 22.939 tỷ đồng, đạt 26,2% KH năm, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó: Thương nghiệp 18.841 tỷ đồng, tăng 11,8%; khách sạn, nhà hàng 2.960,9 tỷ đồng, tăng 17,5%, du lịch lữ hành 12,7 tỷ đồng, giảm 3,1%; dịch vụ 1.124,4 tỷ đồng, tăng 9,8% so với cùng kỳ.
3.Tình hình xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) trong tháng 3/2022 ước đạt 113 triệu USD tăng 10% so với cùng kỳ. Tính chung quý I/2022 ước thực hiện (ƯTH) 369,9 triệu USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ (282,9 triệu USD), đạt 27,4% KH năm. Trong quý I/2022, một số mặt hàng có KNXK tăng so với cùng kỳ: Hàng thủy sản ước đạt 34,5 triệu USD, tăng 83,8%; sắn và các sản phẩm từ sắn ước đạt 8,4 triệu USD, tăng 2,56%; sản phẩm chất dẻo ước đạt 64,9 triệu USD, tăng 32,9%; sản phẩm gỗ ước đạt 136,5 triệu USD, tăng 9,9%; hàng dệt, may ước đạt 58,3 triệu USD, tăng 54%. Một số mặt hàng có KNXK giảm so với cùng kỳ năm 2021: Gạo ước đạt 14,3 triệu USD, giảm 4,0%; gỗ ước đạt 41,5 triệu USD, giảm 17,5%; máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng ước đạt 0,17 triệu USD, giảm 42,7%.
Kim ngạch nhập khẩu (KNNK) tháng 3/2022 ước đạt 24,63 triệu USD tăng 11,5% so với cùng kỳ. Tính chung quý I/2022 ước đạt 88,3 triệu USD, giảm 14,5% so với cùng kỳ.Trong quý I/2022, một số mặt hàng có KNNK tăng so với cùng kỳ: Hàng thủy sản ước đạt 25,2 triệu USD, tăng 2,20%; nguyên phụ liệu dược phẩm ước đạt 2,9 triệu USD, tăng 16,4%; cao su ước đạt 1,7 triệu USD, tăng 17%; vải các loại ước đạt 10,7 triệu USD, tăng 73,9%; hàng hóa khác ước đạt 2,8 triệu USD, tăng 91,9%. Một số mặt hàng có KNNK giảm so với cùng kỳ năm 2021: Thức ăn gia súc và nguyên liệu ước đạt 7,6 triệu USD, giảm 42%; gỗ và sản phẩm từ gỗ ước đạt 12,1 triệu USD, giảm 5,1%; chất dẻo nguyên phụ liệu dệt may da dày ước đạt 19,2 triệu USD, giảm 10,2%.
II.MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU TRONG QUÝ II/2022
- Chỉ số SXCN quý II/2022 tăng từ 6,5-7 % so cùng kỳ;
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội quý II/2022 ước đạt 19.000 tỷ đồng, 6 tháng ước đạt 42.000 tỷ đồng, đạt 48% kế hoạch năm, tăng 11% so với cùng kỳ.
- Kim ngạch xuất khẩu quý II/2022 ước đạt 335,1 triệu USD; 6 tháng ước đạt 705 triệu USD, đạt 52% kế hoạch năm, tăng 8% - 10% so với cùng kỳ.
- Kim ngạch nhập khẩu quý II/2022 ước đạt 118 triệu; 6 tháng ước đạt 206 triệu USD, đạt 44,7% kế hoạch năm, tăng 3-5% so với cùng kỳ.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TRONG QUÝ II/2022
Để thúc đẩy hoạt động CN-TM trong quý II/2022, Sở Công Thương tiếp tục tập trung công tác quản lý ngành, chủ động triển khai và thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu trong chỉ đạo điều hành như sau:
 1. Công tác quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển
- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8/01/2022 của Chính phủ; Quyết định số 60/QĐ-BCT ngày 18/01/2022 của Bộ Công Thương và Quyết định số 135/QĐ-UBND ngày 13/01/2022 của UBND tỉnh ban hành một số chỉ tiêu và giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.
 - Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, trong đó tập trung nâng cao chất lượng tham mưu, đề xuất các biện pháp, giải pháp để thúc đẩy SXCN, đặc biệt theo dõi, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp nhất là tình trạng thiếu nguyên liệu nghiêm trọng trong sản xuất trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 hiện nay để kịp thời phản ánh, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo các ngành tìm kiếm giải pháp tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho SXKD, hỗ trợ thị trường.
2. Về phát triển công nghiệp
- Nâng cao chất lượng quản lý, thực hiện các quy hoạch làm cơ sở cho phát triển Công nghiệp, nhất là Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp; Quy hoạch phát triển CCN. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách đã được ban hành, nhất là chính sách khuyến công, chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai, thực hiện Đề án Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.
- Tiếp tục tham mưu, đề xuất các giải pháp về quản lý, phát triển CCN đảm bảo đúng quy định, tổ chức thực hiện Quy chế phối hợp quản lý CCN trên địa bàn tỉnh (Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP). Trình UBND tỉnh phê duyệt Quy định tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN: Đệ Đức, Bình An, Bình Tân, Hoài Hương, Tân Tường An, Giao Hội, Vân Canh mở rộng và các CCN khác. Tổng hợp, trình Tổ công tác quản lý, phát triển CCN trên địa bàn tỉnh Bình Định: (1) kết quả rà soát điều chỉnh diện tích, loại bỏ, bổ sung CCN trên địa bàn tỉnh; (2) danh mục dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN và dự án đầu tư thứ cấp trong CCN đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư. Dự thảo nội dung và trình UBND tỉnh thông qua nội dung sửa đổi, bổ sung Quy chế phối hợp quản lý CCN trên địa bàn tỉnh Bình Định.
- Cập nhật, tổng hợp các chính sách, chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN các tỉnh và trung ương để chuẩn bị nội dung họp Tổ soạn thảo Quy định chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN tỉnh Bình Định.
- Tổ chức triển khai các đề án khuyến công năm 2022 đã được phê duyệt. Phối hợp các huyện, thị xã, thành phố, các sở ngành có liên quan, các cơ sở công nghiệp nông thôn kiểm tra tình hình thực hiện đề án khuyến công năm 2022 đã được phê duyệt và đề xuất, đăng ký kế hoạch khuyến công năm 2023. Phối hợp Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2022.
3. Phát triển thương mại
- Phối hợp tổ chức triển khai có hiệu quả các kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm đã được Giám đốc Sở ban hành: (1) Triển khai tổ chức hoạt động chào mừng Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4 năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Định; (2) Kế hoạch triển khai thực hiện công tác Hội nhập kinh tế quốc tế năm 2022; (3) Triển khai Kế hoạch phát triển dịch vụ Logistics tỉnh Bình Định năm 2022.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thương mại, đặc biệt là triển khai có hiệu quả các quy hoạch về hạ tầng thương mại đảm bảo cơ hội phát triển của các doanh nghiệp thương mại và lợi ích của người tiêu dùng; tổ chức, quản lý tốt các kênh lưu thông hàng hóa; theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường, giá cả, cung cầu hàng hóa trên địa bàn tỉnh nhất là các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, những  mặt hàng thiết yếu; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đảm bảo bình ổn thị trường, giá cả; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp, tham gia cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
- Theo dõi để nắm bắt thông tin thị trường xuất khẩu để kịp thời thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp; đồng thời nắm bắt các vướng mắc, khó khăn để kịp thời đề xuất, tháo gỡ, hỗ trợ của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Chủ động rà soát các chương trình xúc tiến thương mại, cân đối nguồn lực, tăng cường xúc tiến thương mại kết nối giao thương nhằm thúc đẩy sản xuất trong bối cảnh vẫn còn bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.
- Thực hiện một số chương trình thuộc Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2022 gồm Chương trình hỗ trợ xây dựng chuyên mục “Tự hào hàng Việt Nam" trên Báo Binh Định, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Định; Tổ chức lớp tập huấn nâng cao kỹ năng xúc tiến thương mại cán bộ QLNN và doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh; Triển khai các hoạt động tổ chức đoàn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia giao thương kết nối cung cầu và trưng bày giới thiệu sản phẩm của tỉnh tại các sự kiện xúc tiến thương mại cấp quốc gia phía Nam (Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam 2022 -TP Cần Thơ 2022), phía Bắc (Hội chợ thương mại quốc tế Việt – Trung 2022 tại Lạng Sơn).
- Triển khai: (1) các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15/3) trên địa bàn tỉnh theo chủ đề của Bộ Công Thương phát động năm 2022; (2) các bước xây dựng Đề án phát triển hàng xuất khẩu tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; (3) thực hiện các nội dung Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Bình Định năm 2022; (4) tổng hợp xây dựng Kế hoạch phối hợp đưa sản phẩm nông nghiệp của tỉnh kết nối, quảng bá, kinh doanh lên sàn giao dịch điện tử.
 - Tiếp tục: (1) thông tin tuyên truyền, phổ biến: Hiệp định CPTPP và thị trường của các nước tham gia Hiệp định; Hiệp định EVFTA cho các doanh nghiệp đồng thời in các ấn phẩm, tài liệu liên quan để giới thiệu cho các doanh nghiệp; (2) theo dõi tình hình SXKD xuất nhập khẩu của các DN trên địa bàn tỉnh trước bị tác động trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thị trường xuất nhập khẩu sang Nga và Ukraina; theo dõi, nắm bắt tình hình dự trữ hàng hóa đảm bảo cung ứng nguồn lương thực, hàng hóa; nhất là các hàng hóa thiết yếu phục vụ cho công tác cứu trợ khẩn cấp khi có xảy ra trên địa bàn tỉnh.
4. Một số công tác khác
- Tiếp tục rà soát, xây dựng phương án đơn giản hóa một số thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương. Duy trì, cải tiến, mở rộng Hệ thống quản lý chất lượng của Sở theo TCVN ISO 9001:2015; Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh cập nhật các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của Sở trên Cổng dịch vụ công của tỉnh.
- Thực hiện việc kiểm tra công tác CCHC, đánh giá nội bộ Hệ thống quản lý chất lượng của Sở theo TCVN ISO 9001:2015 và kiểm tra chéo việc thực hiện quy định, quy chế cơ quan.
- Báo cáo UBND tỉnh về công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo gắn với công tác phòng, chống tham nhũng.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Ngọc Diệp

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây