HTX Nông dược và Dịch vụ tổng hợp An Toàn đơn vị thụ hưởng có hơn 32 xã viên và hộ liên kết sản xuất tiêu thụ các sản phẩm nông sản rau, trái cây, thảo mộc, chè dây, đương quy, kim thất, dứa,... là các hộ nông dân người đồng bào Bana trên địa bàn xã An Toàn.
Theo báo cáo của HTX Nông Dược và dịch vụ tổng hợp An Toàn, đơn vị thực hiện mô hình, đã có khoảng 130 doanh nghiệp, cơ sở, Hợp tác xã, cá nhân của 09 tỉnh, thành phố là đối tác của HTX hưởng ứng tham gia kết nối, trong đó: Nhu cầu cần bán có khoảng 30 đơn vị kết nối: Bình Định 20 đơn vị; Huế 01 đơn vị; Đà Nẵng 01 đơn vị; Ninh Thuận 01 đơn vị; Quảng Nam 01 đơn vị; Lâm Đồng 03 đơn vị; Gia Lai 01 đơn vị; Đồng Nai 01 đơn vị; Thành phố Hồ Chí Minh 03 đơn vị; Nhu cầu cần mua có khoảng 100 đơn vị: Là doanh nghiệp thương mại, phân phối, đại lý, cá nhân trong và ngoài tỉnh gắn các nhà thuốc, spa, cửa hàng nông sản, nhà hàng, quán nước, công ty truyền thông, cá nhân kinh doanh tự do qua kênh truyền thống và kênh trực tuyến.
Gian hàng trương bày sản phẩm tại HTX
Triển khai Mô hình thương mại hai chiều, HTX Nông dược và Dịch vụ tổng hợp An Toàn tổ chức thực hiện các hoạt động: Chiều thứ nhất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm sản xuất tại địa phương (làm quà lưu niệm cho khách tham quan, tiếp nhận và bảo quản hàng hóa, sơ chế dược liệu tươi thành dược liệu khô hoặc cao dược liệu hoặc chế biến đóng gói thành các sản phẩm trà, mật trái cây theo chương trình OCOP, phối hợp với Sở Công Thương kết nối đầu ra đến các đối tác, đại lý trong cả nước thông qua các sự kiện xúc tiến thương mại, tổ chức các chương trình tập huấn và kết nối cung cầu sản phẩm, hàng hóa tại địa phương xã An Toàn); Chiều thứ hai, cung ứng hàng hóa thiết yếu, hướng dẫn kỹ thuật, quy chuẩn cung ứng vật tư nông nghiệp để sản xuất.
Kho cung ứng vật tư nông nghiệp để sản xuất
Bên cạnh Hội nghị kết nối và Mô hình thương mại hai chiều, trong năm 2023, Bộ Công Thương giao Sở Công Thương tiếp tục thực hiện các nội dung: Xúc tiến hỗ trợ đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điển tử; tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm và Mô hình thương mại hai chiều nhằm tiêu thụ sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi huyện An Lão và cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho địa phương; Tổ chức chương trình đào tạo tại chỗ nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường cho tối thiểu 50 thành viên, hợp tác xã, hộ sản xuất liên doanh, liên kết.
Đồng bào các dân tộc được hướng dẫn giới thiệu về cách thức quảng bá thương hiệu sản phẩm
Tác giả bài viết: Hồ Văn Thìn
Ý kiến bạn đọc