Đối tượng tham gia Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng của Đề án là tất cả các tổ chức cá nhân đã đăng ký kinh doanh tại Việt Nam, đang thực hiện hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại thị trường Việt Nam.
Đối tượng thụ hưởng của Đề án là các doanh nghiệp và người tiêu dùng, trong đó doanh nghiệp là đối tượng được tuyên truyền, phổ biến về bộ Tiêu chí “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”, được hỗ trợ khảo sát, tư vấn các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; người tiêu dùng là đối tượng được tham gia giám sát việc thực hiện Chương trình, phản ánh thực trạng hoặc đóng góp ý kiến về chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ của các doanh nghiệp…
Đề án cũng đưa ra 5 nhóm nhiệm vụ và các giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ: (1) Hoàn thiện Bộ tiêu chí đánh giá “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”; (2) Nâng cấp và phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho các hoạt động của Đề án; (3) Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người tiêu dùng và cộng đồng xã hội về vai trò, ý nghĩa của Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia Chương trình; (4) Tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp tham gia Chương trình Doanh nghiệp, xây dựng và thực hiện các chính sách, quy trình sản xuất, kinh doanh nhằm tuân thủ pháp luật, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, đáp ứng tiêu chí “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”; (5) Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện khảo sát, đánh giá hiện trạng đáp ứng Bộ tiêu chí “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”, hoàn thiện chính sách, quy trình sản xuất, kinh doanh nhằm tuân thủ pháp luật.
Tại Quyết định số 3620/QĐ-BCT, Bộ Công Thương giao Sở Công Thương chủ động thực hiện công tác tuyên truyền, truyền thông nội dung của Chương trình đến các doanh nghiệp, người tiêu dùng, khuyến khích các doanh nghiệp tại địa phương tham gia Chương trình; phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng và hoàn thiện chính sách, quy trình sản xuất, kinh doanh, phục vụ, chăm sóc khách hàng và tổ chức giám sát, kiểm chứng kết quả tự đánh giá theo Bộ Tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng của doanh nghiệp tại địa phương nơi mình quản lý.
Việc tiếp tục xây dựng và triển khai Đề án Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong giai đoạn 2021 - 2025 là cần thiết nhằm kế thừa, phát huy kết quả bước đầu từ việc thực hiện Đề án trong giai đoạn 2018 - 2020, đồng thời, hướng đến đạt được các mục tiêu dài hạn, thúc đẩy doanh nghiệp tham gia Chương trình, tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp và xã hội đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả thực thi chính sách và pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra trong thời gian qua.
Tác giả bài viết: senhtn
Ý kiến bạn đọc