Nhằm hỗ trợ kịp thời cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; được sự quan tâm của Cục Công thương địa phương - Bộ Công Thương giao triển khai đề án khuyến công quốc gia thực hiện 09 đề án với kinh phí 2.400 triệu đồng, chiếm 41% so tổng kinh phí; UBND tỉnh giao triển khai đề án khuyến công địa phương thực hiện 30 đề án với tổng kinh phí 3.420 triệu đồng, chiếm 59% so tổng kinh phí.
Các cơ sở công nghiệp nông thôn được hỗ trợ chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ chiếm trên 75%; sản phẩm sản xuất ra đã được cải tiến, nâng cao chất lượng, mẫu mã đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ; doanh thu của các cơ sở CNNT tạo ra ước đạt 418.829 triệu đồng; đóng góp vào ngân sách địa phương trên 1.417 triệu đồng; giải quyết việc làm cho 360 lao động nông thôn; sản lượng sản xuất tăng thêm 17,5 tấn lương thực, thực phẩm (trà, bún khô, bột rau diếp cá), 6.000 tấn muối các loại, 750.000 cái bánh in, 82.100 lít (dầu, sữa), 2.850 m3 gỗ, 1.680 tấn dăm gỗ, 800 tấn bột nhang, 400 tấn mây khô, 2.800 sản phẩm gỗ mỹ nghệ, 63.200 bộ sản phẩm bàn ghế wicker, 120.000 sản phẩm may mặc, 1.150 m2 cửa nhôm, kính xingfa; thu hút vốn đầu tư cơ sở CNNT trên 8.588 triệu đồng. Qua tính toán, một đồng vốn khuyến công hỗ trợ đã thu hút được 1,5 đồng vốn đầu tư của các cơ sở CNNT... góp phần phát triển CNNT trên địa bàn tỉnh.
Tác giả bài viết: Võ Mai Hưng
Ý kiến bạn đọc