Theo đó, mục tiêu chung của Chương trình là đẩy mạnh sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung (VLXKN) để thay thế gạch đất sét nung, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường; tận dụng phế thải từ các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội.
Mục tiêu cụ thể là đẩy mạnh sản xuất và sử dụng VLXKN thay thế một phần gạch đất sét nung đạt tỉ lệ 35-40% vào năm 2025, 40-45% vào năm 2030 trong tổng số vật liệu xây, đảm bảo tỉ lệ sử dụng VLXKN trong các công trình theo quy định; giảm phát thải khí CO2 vào năm 2025 là trên 2,5 triệu tấn/năm và năm 2030 là trên 3 triệu tấn/năm (so với sản xuất gạch nung với khối lượng tương đương).
Đồng thời, định hướng đầu tư phát triển sản xuất và sử dụng VLXKN đến năm 2030 là đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng; tăng cường đầu tư phát triển sản xuất các chủng loại sản phẩm VLXKN tấm lớn, sản phẩm nhẹ, tính năng cao, phù hợp với điều kiện nguyên vật liệu và nhu cầu thị trường.
Để đạt được các mục tiêu trên, Chương trình đã đưa ra 07 giải pháp nhằm thúc đẩy việc sản xuất và sử dụng VLXKN, cụ thể: Hoàn thiện thể chế, chính sách; giải pháp khoa học công nghệ; hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan đến VLXKN; đẩy mạnh sử dụng VLXKN; đào tạo, hợp tác quốc tế; thông tin, tuyên truyền và đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra việc quản lý chất lượng và sử dụng VLXKN.
Chi tiết nội dung Quyết định số 2171/QĐ-TTg xem tại đây./.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Hoàng Vũ
Ý kiến bạn đọc