Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) tháng 7 năm 2018 ước thực hiện (ƯTH) 58,8 triệu USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2017.
Lũy kế 7 tháng đầu năm 2018 ƯTH 457,8 triệu USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 57,2% kế hoạch năm, trong đó:
1.1 Phân theo thành phần kinh tế
- Kinh tế Nhà nước: KNXK ƯTH 13,9 triệu USD, chiếm 3%, giảm 23,1%.
- Kinh tế tư nhân: KNXK ƯTH 393,2 triệu USD, chiếm 85,9%, tăng 7,3%.
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: KNXK ƯTH 50,6 triệu USD, chiếm tỷ trọng 11%, tăng 45,9% so với cùng kỳ năm 2017.
1.2 Phân theo đơn vị hành chính
7 tháng đầu năm 2018, có 10/11 huyện, thị xã, thành phố (trừ huyện An Lão) có doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Trong đó, thành phố Quy Nhơn ƯTH 339,4 triệu USD, tăng 6,5%, chiếm 74,2%; huyện Hoài Nhơn ƯTH 39,8 triệu USD, tăng 82%, chiếm 8,7%; thị xã An Nhơn ƯTH 34,6 triệu USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ, chiếm 7,6% trong tổng KNXK của tỉnh, ...
1.3 Phân theo nhóm hàng xuất khẩu
1.3.1.Nhóm hàng nông sản
Tháng 7 năm 2018, KNXK nhóm hàng nông sản ƯTH 6,6 triệu USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ (5,3 triệu USD), chiếm tỷ trọng 11,2% trong tổng KNXK. Trong đó: Gạo nếp các loại: số lượng 4.500 tấn (+107,1%), giá trị 1,9 triệu USD (+96,3%); sắn lát: số lượng 12.000 tấn (-21%), giá trị 3,15 triệu USD (+22,7%); tinh bột sắn: số lượng 5.252 tấn (+120,8%), giá trị 597.000 USD (-15,4%); tinh bột sắn biến tính: số lượng 1.000 tấn (-53,4%), giá trị 540.000 USD (-47,9%), ...
Tính chung 7 tháng đầu năm 2018, KNXK nhóm hàng nông sản ƯTH 50,6 triệu USD, tăng 26,1% so với cùng kỳ (40,15 triệu USD), đạt 60,3% kế hoạch năm, chiếm tỷ trọng 11,1% trong tổng KNXK. Trong đó: Gạo nếp các loại: số lượng 30.562 tấn (+23,4%), giá trị 13,94 triệu USD (+33,6%); sắn lát: số lượng 77.228 tấn (-17,9%), giá trị 19,16 triệu USD (+14,5%); tinh bột sắn: số lượng 24.931 tấn (-8,4%), giá trị 10,59 triệu USD (+23,9%); tinh bột sắn biến tính: số lượng 6.874 tấn (-19,6%), giá trị 3,88 triệu USD (-12,6%), ...
Trung Quốc, Hàn Quốc, Xinh-ga-po và Phi-lip-pin là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu về nhóm hàng nông sản với giá trị ước đạt 43,6 triệu USD, tăng 30,9% so cùng kỳ, chiếm 92% trong tổng KNXK nhóm hàng nông sản.
1.3.2.Nhóm hàng lâm sản
Tháng 7 năm 2018, KNXK nhóm hàng lâm sản ƯTH 26,6 triệu USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ (21,7 triệu USD), chiếm tỷ trọng 45,3% trong tổng KNXK. Trong đó: Sản phẩm đồ gỗ ngoại thất: khối lượng 7.152 m3 (+34,8%), giá trị 10,4 triệu USD (+14,3%); sản phẩm đồ gỗ nội thất: khối lượng 1.268 m3(-58,2%), giá trị 2,8 triệu USD (-54,3%); viên nén gỗ: số lượng 10.000 tấn (-8,1%), giá trị 1,15 triệu USD (+15%); dăm gỗ: số lượng 111.355 tấn (+172,1%), giá trị 11,6 triệu USD (+124,6%); bột gỗ: số lượng 21 tấn (-64,5%), giá trị 16.000 USD (-59%), ...
Tính chung 7 tháng đầu năm 2018, KNXK nhóm hàng lâm sản ƯTH 220,5 triệu USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ (218,7 triệu USD), đạt 56,5% kế hoạch năm, chiếm tỷ trọng 48,2% trong tổng KNXK. Trong đó: Sản phẩm đồ gỗ ngoại thất: khối lượng 77.945 m3 (+11,4%), giá trị 127,78 triệu USD (+8,4%); sản phẩm đồ gỗ nội thất: khối lượng 11.192 m3 (-4,9%), giá trị 26,56 triệu USD (+25,6%); dăm gỗ: số lượng 512.125 tấn (+13,4%), giá trị 52,63 triệu USD (-10,9%); viên nén gỗ: số lượng 85.808 tấn (-33,7%), giá trị 11,45 triệu USD (-10,6%); bột gỗ: số lượng 537 tấn (-47%), giá trị 427.000 USD (-36,9%); ...
Trung Quốc, Mỹ, Đức và Anh là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu về nhóm hàng lâm sản với giá trị ước đạt 109 triệu USD, tăng 34,4% so cùng kỳ, chiếm 5,41% trong tổng KNXK nhóm hàng lâm sản.
1.3.3.Nhóm hàng thuỷ hải sản
Tháng 7 năm 2018, KNXK nhóm hàng thủy hải sản ƯTH 6,16 triệu USD, giảm 15,3% so với cùng kỳ (7,27 triệu USD), chiếm tỷ trọng 10,5% trong tổng KNXK. Trong đó: Hải sản đông: số lượng 840 tấn (-5,4%), giá trị 4,98 triệu USD (-5,8%); tôm đông lạnh: số lượng 141 tấn (-43,6%), giá trị 1,18 triệu USD (-40,5%).
Tính chung 7 tháng đầu năm 2018, KNXK nhóm hàng thủy hải sản ƯTH 45 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ (44,5 triệu USD), đạt 52,9% kế hoạch năm, chiếm tỷ trọng 9,8% trong tổng KNXK. Trong đó: Hải sản đông: số lượng 6.043 tấn (-3,8%) và giá trị 37,5 triệu USD (+5,8%); tôm đông lạnh: số lượng 936 tấn (-17,5%), giá trị 7,4 triệu USD (-17,9%).
Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha và Mê-hi-cô là 4 thị trường nhập khẩu chủ yếu của nhóm hàng thủy hải sản với giá trị ước đạt 18,14 triệu USD, bằng so với cùng kỳ, chiếm 40,3% trong tổng KNXK nhóm hàng thủy hải sản.
1.3.4.Nhóm hàng khoáng sản và vật liệu xây dựng
Tháng 7 năm 2018, KNXKnhóm hàng khoáng sản và vật liệu xây dựng ƯTH 3,15 triệu USD, giảm 28,4% so với cùng kỳ (4,4 triệu USD), chiếm tỷ trọng 5,4% trong tổng KNXK. Trong đó: Đá granite xây dựng: số lượng 6.204 m3 (-15,9%), giá trị 3,1 triệu USD (-23,6%); khoáng sản titan các loại đạt giá trị 47.000 USD (-82,7%).
Tính chung 7 tháng đầu năm 2018, KNXKnhóm hàng khoáng sản và vật liệu xây dựng ƯTH 22,3 triệu USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ (24 triệu USD), đạt 48,4% kế hoạch năm, chiếm tỷ trọng 4,9% trong tổng KNXK. Trong đó: Đá granite xây dựng: số lượng 32.945 m3 (+38,6%), giá trị 19,1 triệu USD (+23,2%); khoáng sản titan các loại đạt giá trị 3,18 triệu USD (-61,4%).
Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức là 4 thị trường nhập khẩu chính về nhóm hàng này với giá trị ước đạt 19 triệu USD, giảm 10,2% so cùng kỳ, chiếm 85,7% trong tổng KNXK nhóm hàng khoáng sản và vật liệu xây dựng.
1.3.5.Nhóm hàng công nghiệp, chế biến và tiêu dùng
Tháng 7 năm 2018, KNXK nhóm hàng công nghiệp, chế biến và tiêu dùng ƯTH 16,34 triệu USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ (18 triệu USD), chiếm tỷ trọng 27,8% trong tổng KNXK. Trong đó: Sản phẩm may mặc đạt giá trị 12 triệu USD (-11,8%); giày dép đạt giá trị 330.000 USD (-37,2%); sản phẩm bằng nhựa đạt giá trị 2,5 triệu USD (+38,5%); nệm ghế các loại đạt giá trị 413.000 USD (-45,2%); nhang cây đạt giá trị 500.000 USD (+240,1), ...
Tính chung 7 tháng đầu năm 2018, KNXK nhóm hàng công nghiệp, chế biến và tiêu dùng ƯTH 119,4 triệu USD, tăng 29,9% so với cùng kỳ (91,9 triệu USD), đạt 61,2% kế hoạch năm, chiếm tỷ trọng 26,1% trong tổng KNXK. Trong đó: Sản phẩm may mặc đạt giá trị 84,6 triệu USD (+32,1%); giày dép đạt giá trị 4,97 triệu USD (-0,6%); sản phẩm bằng nhựa đạt giá trị 19,14 triệu USD (+138,5%); nệm ghế các loại đạt giá trị 3 triệu USD (+11,3%); nhang cây đạt giá trị 2,46 triệu USD (+54,1), ...
Nhật Bản, Mỹ, Đức và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu về nhóm hàng này với giá trị ước đạt 81 triệu USD, tăng 17,3% so cùng kỳ, chiếm 67,9% trong tổng KNXK nhóm hàng công nghiệp, chế biến và tiêu dùng.
1.4 Phân theo thị trường xuất khẩu
Trong 7 tháng đầu năm 2018, hàng hóa của doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đã xuất khẩu sang 84 quốc gia và vùng lãnh thổ trên cả 5 Châu lục, với KNXK trực tiếp ước đạt 447 triệu USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ, chiếm 97,6% tổng KNXK toàn tỉnh. Trong đó, Châu Á (27 nước) ước đạt 218,3 triệu USD (+13,1%), chiếm 48,8%; Châu Âu (29 nước) ước đạt 142,3 triệu USD (+0,8%), chiếm 31,8%; Châu Mỹ (18 nước) ước đạt 69,1 triệu USD (+28,4%), chiếm 15,5%; Châu Đại Dương (5 nước) ước đạt 16,5 triệu USD (+9,3%), chiếm 3,7%; Châu Phi (5 nước) ước đạt 741 nghìn USD (-47%).
Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Đức là 4 thị trường xuất khẩu chủ yếu, chiếm khoảng 51% trong tổng KNXK trực tiếp của tỉnh.
2. Nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu tháng 7 năm 2018 ƯTH 23,24 triệu USD, giảm 15,2% so với cùng kỳ năm 2017 (27,4 triệu USD).
Lũy kế 7 tháng đầu năm ƯTH 199 triệu USD, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2017 (166 triệu USD), đạt 62,2% kế hoạch năm. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là nguyên, nhiên, vật phụ liệu và máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu như: Gỗ nguyên liệu đạt giá trị 20,7 triệu USD (+13,1%); hải sản cấp đông đạt giá trị 25,5 triệu USD (+17,1%); vải các loại đạt giá trị 8,13 triệu USD (+187,8%); nguyên vật liệu may đạt giá trị 34,3 triệu USD (+27,9%); đá Granite các loại đạt giá trị 7,6 triệu USD (-3,4%); nguyên phụ liệu sản xuất thuốc đạt giá trị 7,76 triệu USD (-25,8%); máy móc thiết bị và phụ tùng đạt giá trị 46,57 triệu USD (+120,4%); …
Hàng hóa nhập khẩu từ 56 quốc gia và vùng lãnh thổ trên cả 5 Châu lục, trong đó Châu Á (19 nước) chiếm 66,6%, Châu Mỹ (9 nước) chiếm 21,5%, Châu Âu (20 nước) chiếm 8,4%, còn lại là Châu Đại Dương và Châu Phi.
Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản và Đài Loan là 04 thị trường nhập khẩu chính của các doanh nghiệp Bình Định, chiếm 51,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của tỉnh./.
Tác giả bài viết: honghlx
Ý kiến bạn đọc