Tình hình hoạt động công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh năm 2018

Chủ nhật - 18/11/2018 23:59 186 290
Tình hình sản xuất công nghiệp: Chỉ số SXCN năm 2018 tăng 8,71% so với cùng kỳ năm 2017. Giá trị sản xuất công nghiệp(giá so sánh 2010)năm 2018 ước đạt 41.080 tỷ đồng, tăng 9,34% so với năm 2017.
Tình hình hoạt động công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh năm 2018

Nhìn chung, hoạt động SXCN năm 2018tăng trưởng khá, do một số sản phẩm chủ lựccó sản lượng sản xuấttăng như: tinh bột sắn, may mặc, sản phẩm dược, thức ăn gia súc… Bên cạnh đó, các DN đã ký được nhiều hợp đồng tiêu thụ sản phẩmhơn so với năm 2017. Trong 25 SPCN chủ yếu, có một số sản phẩm có chỉ số tăng khá cao như: Tấm lợp bằng kim loại (tăng gấp 2,1 lần), tinh quặng titan (+65,25%), Bộ com-lê quần áo đồng bộ (+25,86%), Cầu kiện thép và cột làm bằng thép (+24,65%), Hộp thùng bằng bìa cứng (+12,25%), Điện thương phẩm (+10,42%)…

SXCN so với năm 2017 tuy có tăng trưởng, nhưng chưa đạt được mục tiêu đề ra và chưa ổn định. Nhiều sản phẩm có giá trị sản xuất cao nhưng sản lượng lại giảm; sản xuất chủ yếu gia công, giá trị tăng thêm của ngành chưa cao nên hiệu quả và sức cạnh tranh sản phẩm còn thấp; sự biến động và thiếu hụt lao động tại các doanh nghiệp gây khó khăn trong hoạt động sản xuất. Còn nhiều dự án cấp phép đầu tư xây dựng ngoài Khu, Cụm công nghiệp (kể cả các địa phương đã có quy hoạch các Khu, Cụm công nghiệp) nên việc cung cấp điện, nước và các dịch vụ khác còn gặp nhiều khó khăn, công tác đền bù GPMB còn chậm so với nhu cầu về mặt bằng sản xuất; công tác xúc tiến đầu tư vào các Khu, Cụm công nghiệp được quan tâm đẩy mạnh nhưng hiệu quả chưa cao, một số dự án đăng ký đầu tư nhưng chậm triển khai hoặc triển khai nhưng không đúng tiến độ đã cam kết… trong năm chưa có dự án quy mô lớn làm động lực thúc đẩy ngành sản xuất đưa vào hoạt động.

Tình hình hoạt động thương mại

Về nội thương 

Nhờ triển khai đồng bộ các chủ trương, chính sách của Nhà nước về xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh, các chương trình khuyến mại và Hội chợ triễn lãm thương mại của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh diễn ra liên tục với nhiều hình thức phong phú. Các doanh nghiệp đưa ra thị trường nhiều loại hàng nội phong phú, đa dạng đáp ứng thị hiếu và nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng nhất là vào thời điểm Tết cổ truyền dân tộc và các ngày Lễ lớn, làm cho thị trường sôi động, góp phần kích cầu tiêu dùng, bình ổn thị trường, lưu thông hàng hóa thông suốt, không có tình trạng khan hiếm hàng, tăng giá đột biến xảy ra.

Tổng mức bán lẻ hàng hóavà doanh thu dịch vụ năm 2018 ướcđạt 65.137tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ, vượt Kế hoạch đề ra 102,5%.

Năm 2018, trên địa bàn tỉnh diễn ra 16kỳ hội chợ triển lãm thương mại (03 hội chợ triển lãm cấp tỉnh, 13 hội chợ triển lãm cấp huyện) và 6 phiên chợ hàng Việt về nông thôn tại huyện Hoài Nhơn, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Phù Cát, Hoài Ân, Phù Mỹ đã góp phần kích cầu tiêu dùng, tăng trưởng tổng mức bán lẻ và ồn định giá cả hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, các loại hình thương mại hiện đại chủ yếu tập trung khu vực thành thị. Hệ thống phân phối chủ yếu nhỏ lẻ, thiếu tính liên kết và tính chuyên nghiệp trong phân phối trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; lĩnh vực thương mại, dịch vụ khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn còn hạn chế, nhiều chợ đã xuống cấp, chưa đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường, ảnh hưởng quá trình lưu thông hàng hóa, trong khi đó việc thu hút nhà đầu tư vào xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại lại gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực xây dựng chợ, nông thôn, miền núi.

Về xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) đạt chuyển dịch theo hướng tích cực; Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá có mức tăng trưởng khá; một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực như: nhóm hàng nông sản, nhóm hàng lâm sản... luôn giữ đà tăng trưởng; các thị trường xuất khẩu truyền thống vẫn được giữ vững, hầu hết thị trường xuất khẩu hiện nay vẫn là các các nước EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước trong khu vực Đông Nam Á...

KNXK năm 2018 ước đạt 800 triệu USD, tăng 10,4% so với năm 2017.

Trong 12 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, có 6 mặt hàng xuất khẩu có giá trị KNXKtăng từ mức chung trở lên; cụ thể: sản phẩm từ sắt thép (+90,3%), Hàng hóa khác (+44,6%), sản phẩm từ chất dẻo (+43,6%), hàng dệt may (+38,6%), Gạo (+38,5%). Một số mặt hàng có giá trị KNXKgiảm là: Máy móc thiết bị phụ tùng (-35,9%), sắn và các sản phẩm từ sắn (-27%)...

Về nhập khẩu

 KNNK năm 2018ước đạt 361,8triệu USD tăng 13,4% so với năm 2017. Một số sản phẩm có giá trị KNNK tăng như: vải các loại (tăng gấp 2,7 lần); Máy móc thiết bị phụ tùng (+37,8%), Gỗ và các sản phẩm từ gỗ (+27,8%)… Bên cạnh đó, có một số sản phẩm giảm như: Sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép (-87,1%); phân bón các loại (-51,9%)

Tác giả bài viết: anhvt

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây