Tình hình hoạt động công nghiệp, thương mại quý I/2023; Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu quý II/2023 của ngành Công Thương

Thứ sáu - 31/03/2023 09:11 741 0

Tình hình hoạt động công nghiệp, thương mại quý I/2023; Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu quý II/2023 của ngành Công Thương

I.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI THÁNG QUÝ I/2023.
1.Chỉ số SXCN
Chỉ số SXCN (IIP) tháng 3/2023 ước tăng 4,45% so với cùng kỳ; tính chung 3 tháng năm 2023 tăng 1,42% so với cùng kỳ; trong đó: công nghiệp khai thác giảm 4,38%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,61%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện giảm 0,49%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 4,72% so cùng kỳ.

2.Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3/2023 ước đạt 7.973,5 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ; tính chung 3 tháng năm 2023, ước đạt 24.719,6 tỷ đồng, tăng 13% so cùng kỳ, đạt 91,6% kế hoạch quý I (26.991 tỷ đồng) và đạt 23,3% kế hoạch năm (106.264 tỷ đồng).
3.Tình hình xuất nhập khẩu
3.1. Xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) tháng 3/2023 ước đạt 139,5 triệu USD, giảm 9% so với cùng kỳ; tính chung 3 tháng năm 2023 ước thực hiện 360 triệu USD, giảm 12,2% so với cùng kỳ, đạt 96% kế hoạch quý (375 triệu USD) và đạt 22,5% kế hoạch năm (1.600 triệu USD).
3.2. Nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu (KNNK) tháng 3/2023 ước đạt 28,3 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ; tính chung 3 tháng năm 2023 ước  đạt 82,8 triệu USD, giảm 14,9% so với cùng kỳ, đạt 17,25% kế hoạch năm (480 triệu USD).
II.MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU TRONG QUÝ II/2023
- Chỉ số SXCN quý II/2023 ước tăng từ 7-7,5 % so cùng kỳ;
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2023 ước đạt 25.610 tỷ đồng; lũy kế 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 50.329,6 tỷ đồng, đạt 47,4% kế hoạch năm, tăng 11,7% so với cùng kỳ.
- Kim ngạch xuất khẩu quý II/2023 ước đạt 510 triệu USD, giảm 10,1% so với quý II/2022 (567,5 triệu USD), lũy kế 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 867 triệu USD, đạt 54,2% kế hoạch năm, giảm 11,3% so với cùng kỳ.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TRONG QUÝ II/2023
Để thúc đẩy hoạt động CN-TM trong quý II/2023, Sở Công Thương tiếp tục tập trung công tác quản lý ngành, chủ động triển khai và thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu trong chỉ đạo điều hành như sau:
- Tiếp tục thực hiện: Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022; tập trung nâng cao chất lượng tham mưu, đề xuất giải pháp thúc đẩy SXCN, đặc biệt đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào sử dụng các dự án mới; tiếp tục theo dõi, nắm bắt khó khăn, vướng mắc để kịp thời phản ánh, tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho SXKD, hỗ trợ thị trường nhằm đảm bảo tăng trưởng sản xuất CN-TM theo kế hoạch.
- Tiếp tục thực hiện: Quyết định số 3808/QĐ-UBND ngày 14/9/2021, Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 04/01/2023 của UBND tỉnh.
- Tiếp tục theo dõi tình hình giải quyết các kiến nghị Trung ương; đồng thời, tiếp tục nắm bắt khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp, các dự án sản xuất công nghiệp. Chủ động phối hợp theo dõi tình hình của các DN đang hoạt động sản xuất; làm việc với các doanh nghiệp theo ngành hàng như sản xuất đồ nội, ngoại thất đan nhựa giả mây; sản xuất viên nén gỗ; hoá chất- dược phẩm; chế biến đồ gỗ nội, ngoại thất; sản xuất điện; chế biến thủy sản; vật liệu xây dựng; thức ăn chăn nuôi; sản xuất hàng may mặc và da giày… kịp thời đề xuất giải quyết những khó khăn, vướng mắc của DN trong quá trình hoạt động SXKD.
- Tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo tiến độ cho 39 dự án trọng điểm có vốn trên 100 tỷ đồng trở lên đang triển khai sớm đi vào hoạt động theo tiến độ trong đó có 11 dự án dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2023, tạo ra giá trị mới về sản xuất công nghiệp năm 2023 phát huy hiệu quả, góp phần gia tăng giá trị SXCN. Trong đó, tập trung hỗ trợ các dự án trọng điểm đầu tư sản xuất công nghiệp có quy mô lớn như Thủy điện Đồng Mít (7 MW), Dự án thủy điện Nước Lương (22 MW); Nhà máy sản xuất decal trang trí lá dập mỏng (15 triệu m2/năm); Nhà máy sản xuất dược phẩm Bidiphar Công nghệ cao (125,6 tấn Sp/năm); Nhà máy chế biến gỗ nội -ngoại thất cao cấp Thiên Bắc Nhơn Hội (3.600 m3 gỗ/năm); Nhà máy sản xuất đồ gỗ cao cấp Thiện Tâm (1 triệu sản phẩm/năm); Nhà máy sản xuất chế biến lâm sản của Công ty TNHH MTV Năng lượng An Việt Phát (81.200 m3 đồ gỗ nội thất tp/năm;150.000 tấn viên nén/năm); Nhà máy chế biến gỗ, nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học rắn Hoài Nhơn của Công ty TNHH Năng lượng xanh Idemitsu Việt Nam (25.000 tấn viên nén gỗ/năm và 36.000 m3 gỗ); Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Bigrfeed Bình Định (150.000 tấn sản phẩm/năm). Riêng Dự án mở rộng nhà máy Công ty TNHH Delta Galil Việt Nam dự kiến hoạt động Quý I/2023; Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học rắn của Công ty TNHH Năng lượng xanh Hà Tiên dự kiến tháng 8/2023 đi vào hoạt động SXKD…
- Tham mưu, đề xuất các giải pháp về quản lý, phát triển CCN đảm bảo đúng quy định; Khảo sát và Báo cáo chuyên đề về quản lý và phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Tiếp tục triển khai thực hiện lựa chọn nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật: CCN Bình Tân, CCN Bình Nghi, CCN Gò Cầy (huyện Tây Sơn); CCN Tân Tường An (huyện Phù Mỹ).
- Tổ chức triển khai các đề án khuyến công năm 2023 đã được phê duyệt. Phối hợp các huyện, thị xã, thành phố, các sở ngành có liên quan, các cơ sở công nghiệp nông thôn kiểm tra tình hình thực hiện đề án khuyến công năm 2023 đã được phê duyệt.
- Rà soát, đăng ký kế hoạch khuyến công quốc gia và thẩm định cấp cơ sở đề án khuyến công quốc gia năm 2024; Triển khai xây dựng Đề án khuyến công điểm trên địa bàn tỉnh năm 2024; Triển khai thực hiện hỗ trợ, phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu tại Kế hoạch số 1480/KH-BCT ngày 04/3/2020 của Bộ Công Thương và Kế hoạch số 36/KH-SCT ngày 06/8/2021 của Sở Công Thương; Đề xuất doanh nghiệp tham gia Chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh năm 2023 và đề xuất đăng ký tham gia Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2024.
- Hỗ trợ công tác xúc tiến đầu tư SXCN, tăng cường và khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến vào SXCN để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, nhất là lao động trong ngành nghề ở nông thôn.
- Phối hợp tổ chức triển khai có hiệu quả các kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm đã được Giám đốc Sở ban hành: Triển khai tổ chức hoạt động chào mừng Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4 năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Định; Triển khai công tác phát triển hàng xuất khẩu tỉnh Bình Định; Kế hoạch thực hiện Hiệp định FTA: EVFTA, CPTPP, UKVFTA, RCEP Kế hoạch phát triển dịch vụ Logistics tỉnh Bình Định năm 2023; Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử tỉnh Bình Định năm 2023; Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trong năm 2023.
- Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu như: khuyến khích doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu từ nguyên liệu sản xuất trong nước, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cả ở xuất khẩu và trong nước, nhất là các sản phẩm nông sản, cảnh báo biện pháp phòng vệ thương mại từ các nước (chống bán phá giá, chống trợ cấp), hỗ trợ xuất khẩu tìm kiếm đối tác, chính sách tín dụng cho xuất khẩu.
- Đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu: hàng tháng tham gia cuộc họp trực tuyến kết hợp trực tiếp của lãnh đạo Bộ Công Thương với các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tìm giải pháp để phát triển hàng xuất khẩu tại các nước, đặc biệt tìm kiến thông tin về thị trường mới để cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp với đối tác…
- Tận dụng các FTAs đã và đang ký kết và chuẩn bị có hiệu lực. Tuyên truyền phổ biến về các FTA trong đó hướng dẫn và thực hiện quy tắc xuất xứ, thuế, hải quan,....
- Tiếp tục triển khai phương án hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích bà con tạo ra các sản phẩm nông sản sạch, nói không với các chất cấm, chủ động về nguồn giống tốt, áp dụng chế độ quản lý, giám sát chặt chẽ; đồng thời chủ động nắm bắt thông tin thị trường để định hướng và quy hoạch vùng sản xuất, khai thác thêm thị trường mới… tránh tình trạng đổ xô trồng - chặt, nuôi nhiều rồi không biết bán ở đâu, liên tục va các cú sốc cung cầu, được mùa rớt giá…
- Vận động doanh nghiệp tham gia vào các Cổng thông tin thương mại điện tử, Sàn giao dịch thương mại điện tử trong và ngoài nước, duy trì việc hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ trong và ngoài nước nhằm quảng bá sản phẩm hàng hóa, tìm kiếm thị trường xuất khẩu, đồng thời tổ chức các đoàn doanh nghiệp khảo sát thị trường các nước đang có tiềm năng.
- Gắn kết hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng Trung ương và Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia nhằm quảng bá hình ảnh doanh nghiệp Bình Định có cơ hội tiếp cận liên kết với doanh nghiệp và tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới. Phối hợp cùng nhau giải quyết những vấn đề có liên quan đến quyền lợi, phát triển thị trường, giải quyết tranh chấp, các rào cản kỹ thuật, …;

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Ngọc Diệp

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây