Tình hình hoạt động công nghiệp, thương mại tháng 4/2022 và một số nhiệm vụ chủ yếu tháng 5/2022

Thứ năm - 12/05/2022 14:37 730 0

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI THÁNG 4/2022.
Chỉ số SXCN
Chỉ số SXCN tháng 4/2022 tăng 3,83% so với tháng trước và tăng 8,48% so với cùng kỳ, trong đó: Công nghiệp khai khoáng giảm 31,1%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,62%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 18,81%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 3,23%.
Tính chung, trong 4 tháng đầu năm 2022, IIP tăng 7,21% so với cùng kỳ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tháng 4/2022 ước đạt 7.470,9 tỷ đồng, tăng 3,4% so với tháng trước và tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, theo ngành kinh doanh: Thương nghiệp ước thực hiện 6.079,2 tỷ đồng, tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 15,2% so với cùng kỳ; khách sạn, nhà hàng ước thực hiện 995,3 tỷ đồng, tăng 12,7% so với tháng trước và tăng 46,9% so với cùng kỳ; du lịch, lữ hành 5,9 tỷ đồng, tăng 16,1% so với tháng trước, tăng 92,2% so với cùng kỳ; dịch vụ 390,5 tỷ đồng, tăng 8,9% so với tháng trước và tăng 32,8% so với cùng kỳ.
Tính chung, trong 4 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội ước đạt 30.302 tỷ đồng, tăng 13,7% cùng kỳ năm 2021, đạt 34,6% kế hoạch năm 2022.
Tình hình xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) tháng 4/2022 ước thực hiện 127,1 triệu USD, giảm 17% so với tháng trước và tăng 0,7% so cùng kỳ (126,2 triệu USD). Trong đó, một số mặt hàng tăng so với cùng kỳ như: Hàng thủy sản ước đạt 14,3 triệu USD, tăng 74%; sắn và các sản phẩm từ sắn ước đạt 6,6 triệu USD, tăng 14,7%; quặng và khoáng sản khác ước đạt 4,8 triệu USD, tăng 1,1%; sản phẩm từ chất dẻo ước đạt 20,4 triệu USD, tăng 6,2%; gỗ ước đạt 16,4 triệu USD, tăng 9,8%; hàng dệt, may ước đạt 15,7 triệu USD, tăng 54,6%; hàng hóa khác ước đạt 1,3 triệu USD, tăng 72%. Một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ như: Gạo ước đạt 0,9 triệu USD, giảm 93,9%; sản phẩm gỗ ước đạt 46,4 triệu USD, giảm 0,05%; giày dép các loại ước đạt 0,2 triệu USD, giảm 48,2%. Tính chung, trong 4 tháng đầu năm 2022, KNXK ước đạt 537,3 triệu USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ (441 triệu USD) và đạt 39,8% kế hoạch năm 2022.
Kim ngạch nhập khẩu (KNNK) tháng 4/2022 ước thực hiện 28,9 triệu USD, giảm 14,2% so với tháng trước và giảm 9,6% so với cùng kỳ. Một số mặt hàng tăng so với cùng kỳ như: Hàng thủy sản ước đạt 7,5triệu USD, tăng 29,6%; nguyên phụ liệu dược phẩm ước đạt 1,6 triệu USD, tăng 10,2%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày ước đạt 7,9 triệu USD, tăng 24,2%; máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng ước đạt 3,2 triệu USD, tăng 27,8%. Một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ như: thức ăn gia súc và nguyên liệu ước đạt 3,5 triệu USD, giảm 45,9%; gỗ và sản phẩm từ gỗ ước đạt 2,9 triệu USD, giảm 28,6%; vải các loại ước đạt 2 triệu USD, giảm 24,3%. Tính chung, trong 4 tháng đầu năm 2022, KNNK ước đạt 126,2 triệu USD, giảm 6,7% so với cùng kỳ, đạt 27,4% kế hoạch năm 2022.
MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU TRONG THÁNG 5/2022
- Chỉ số SXCN tháng 5/2022 ước tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2021;
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tháng 5/2022 ước đạt 7.550 tỷ đồng, tăng 2% so với tháng trước và tăng 25% so với cùng kỳ năm 2021;
- KNXK tháng 5/2022 ước đạt 130 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2021.
Để thúc đẩy hoạt động CN-TM trong tháng 5/2022, Sở Công Thương tiếp tục tập trung triển khai có hiệu quả công tác quản lý nhà nước của ngành như:
- Trình UBND tỉnh phê duyệt Quy định tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN; (1) Hoài Hương, Tân Tường An, Giao Hội, Vân Canh mở rộng và các CCN khác.
- Thu thập dữ liệu các doanh nghiệp và tổng hợp dự thảo Báo cáo chuyên đề tình hình đầu tư, phát triển ngành sản xuất nội, ngoại thất đan nhựa giả mây.
- Tiếp nhận hồ sơ và tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Định năm 2022.
- Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh thỏa thuận hướng tuyến đường dây 110kV, 22kV và vị trí trạm biến áp 110kV thuộc dự án Trạm biến áp 110kV Cát Nhơn.
- Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Bình Định năm 2022; khảo sát tình hình ứng dụng, phát triển thương mại điện tử của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Định;tổng hợp xây dựng Kế hoạch phối hợp đưa sản phẩm nông nghiệp của tỉnh kết nối, quảng bá, kinh doanh lên sàn giao dịch điện tử.
- Xây dựng chuyên mục "Tự hào hàng Việt Nam" trên Báo Bình Định, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Định nhằm thực hiện các nội dung trong Kế hoạch thuộc Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2022.
- Tổ chức 03 phiên chợ Hàng Việt về nông thôn và miền núi năm 2022 tại Thị xã Hoài Nhơn, huyện Hoài Ân và huyện Vĩnh Thạnh.
Bên cạnh đó, theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động SXKD của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tiếp tục tổng hợp khó khăn, vướng mắc, đề xuất tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi các doanh nghiệp hoạt động. Đồng thời, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng có thể mất cân đối cung cầu do dịch bệnh để kịp thời có biện pháp điều hành hoặc có kiến nghị, đề xuất nhằm bình ổn thị trường.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Ngọc Diệp

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 1.3 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây