TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI THÁNG 8/2022.
Chỉ số SXCN
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8/2022 giảm 0,82% so với tháng trước và tăng 9,79% so với cùng kỳ; trong đó: công nghiệp khai khoáng giảm 29,65%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,05%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 29,79%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 13,34%.
Tính chung, trong 8 tháng đầu năm 2022, IIP tăng 7,04% so với cùng kỳ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tháng 8/2022 ước đạt 8.248,8 tỷ đồng, tăng 4% so với tháng trước và tăng 32,4% so với cùng kỳ; trong đó, bán lẻ hàng hóa 6.596,1 tỷ đồng, tăng 15,6%; dịch vụ lưu trú, ăn uống 1.282,2 tỷ đồng, tăng 257%; du lịch lữ hành 43,2 tỷ đồng; dịch vụ khác 427,3 tỷ đồng, tăng 119% so cùng kỳ.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội ước đạt 61.233,8 tỷ đồng, tăng 18,1% so với cùng kỳ, đạt 69,9% so KH năm.
Tình hình xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) tháng 8/2022 ước thực hiện 128,4 triệu USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ. Trong đó, một số mặt hàng tăng so với cùng kỳ như: Sắn và các sản phẩm từ sắn 7,3 triệu USD, tăng 3,3 lần; Gỗ 26,5 triệu USD, tăng 67,7%; Quặng và khoáng sản khác 6,6 triệu USD, tăng 18,8%; Hàng dệt, may 27,7 triệu USD, tăng 18,5%; Hàng thủy sản 10,3 triệu USD, tăng 13,7%;... Một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ như: Giày dép các loại giảm 40,9%; Gạo 3,2 triệu USD, giảm 33,2%; Sản phẩm gỗ 31,4 triệu USD, giảm 6,4%...Tính chung 8 tháng đầu năm 2022, KNXK ước đạt 1.107,1 triệu USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ và đạt 82% so KH năm.
Kim ngạch nhập khẩu (KNNK) tháng 8/2022 ước thực hiện 38,2 triệu USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ (đạt 46,3 triệu USD).
Một số mặt hàng tăng so với cùng kỳ như: Thức ăn gia súc và nguyên liệu 8,1 triệu USD, tăng 46,7%; Hàng thủy sản 7,0 triệu USD, tăng 6,8%;...; Một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ như: Máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng 5,2 triệu USD, giảm 50,1%; Vải các loại 2,8 triệu USD, giảm 33,5%; Gỗ và sản phẩm từ gỗ 5,8 triệu USD, giảm 15%; Nguyên phụ liệu dược phẩm 1,5 triệu USD, giảm 14,4%; Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 5,9 triệu USD, giảm 12,7%....Tính chung 8 tháng đầu năm 2022, KNNK ước đạt 311 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ (đạt 282,7 triệu USD) và đạt 67,6% so KH năm 2022.
MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU TRONG THÁNG 9/2022
- Chỉ số SXCN tháng 9/2022 ước tăng 6,5-7% so với cùng kỳ;
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tháng 9/2022 ước đạt 8.281 tỷ đồng, tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 35,5% so với cùng kỳ;
- KNXK tháng 9/2022 ước đạt 118 triệu USD, tăng 13,72% so với cùng kỳ năm 2021.
Để thúc đẩy hoạt động CN-TM trong tháng 9/2022, Sở Công Thương tiếp tục tập trung triển khai có hiệu quả công tác quản lý nhà nước của ngành như:
- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ; Quyết định số 60/QĐ-BCT ngày 18/01/2022 của Bộ Công Thương và Quyết định số 135/QĐ-UBND ngày 13/01/2022 của UBND tỉnh ban hành những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm 2022.
- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ; Quyết định số 61/QĐ-BCT ngày 18/01/2022 của Bộ Công Thương; Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 13/02/2022 của UBND tỉnh về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022.
- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH; tập trung nâng cao chất lượng tham mưu, đề xuất giải pháp thúc đẩy SXCN-KDTM, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào hoạt động các dự án mới; tiếp tục theo dõi, nắm bắt khó khăn, vướng mắc để kịp thời phản ánh, tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho SXKD, hỗ trợ thị trường nhằm đảm bảo tăng trưởng sản xuất CN-TM theo kế hoạch.
- Trình UBND tỉnh: (1) Quy định tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh (phần diện tích bổ sung 20ha); (2) thông qua Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tổng hợp, trình Tổ công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định: (1) Phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; (2) danh mục dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp và dự án đầu tư thứ cấp trong cụm công nghiệp đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư.
- Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh: (1) điều chỉnh Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn; (2) bổ sung ngành nghề thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp: An Mơ và Nhơn Tân 1 tại thị xã An Nhơn; (3) giải quyết kiến nghị của Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Định về chính sách đối với ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu và sản phẩm gỗ chế biến sâu trong nước; (4) phê duyệt Phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp công trình thủy điện Vĩnh Sơn năm 2022.
- Tiếp tục tổ chức nghiệm thu các đề án khuyến công năm 2022; thẩm định ngừng, điều chỉnh, bổ sung các đề án khuyến công địa phương năm 2022 và khảo sát, xây dựng và thẩm định cấp cơ sở các đề án khuyến công quốc gia năm 2023.
- Tiếp tục triển khai thực hiện: (1) Các nội dung phát triển dịch vụ logistics năm 2022 trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch; (2) Kế hoạch hưởng ứng ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2022; (3) Kế hoạch phát triển công tác hàng xuất khẩu năm 2022; (4) xây dựng Đề án phát triển hàng xuất khẩu tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; (5) kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2022.
Bên cạnh đó, theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động SXKD của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tiếp tục tổng hợp khó khăn, vướng mắc, đề xuất tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi các doanh nghiệp hoạt động. Đồng thời, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng có thể mất cân đối cung cầu do dịch bệnh để kịp thời có biện pháp điều hành hoặc có kiến nghị, đề xuất nhằm bình ổn thị trường.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Ngọc Diệp
Ý kiến bạn đọc