Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam năm 2018

Thứ hai - 10/12/2018 23:59 222 137
Ngày 04/12/2018, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam năm 2018 với chủ đề “Hội nhập kinh tế quốc tế trong tình hình mới - Chủ động - Đổi mới - Thiết thực và Hiệu quả”. Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế dự và chì đạo Hội nghị.
Quang cảnh Diễn đàn
Quang cảnh Diễn đàn

Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam năm 2018 được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam đã có bước tiến quan trọng trong chuẩn bị thực thi các FTA thế hệ mới, trong đó Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được ký kết vào tháng 3/2018 và được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào ngày 12/11/2018, chính thức có hiệu lực thực thi vào ngày 14/01/2019; đồng thời, Việt Nam và EU đã tuyên bố kết thúc quá trình rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA và chuẩn bị cho việc kết các hiệp định này.

Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế năm 2018 với chủ đề “Hội nhập kinh tế quốc tế trong tình hình mới - Chủ động - Đổi mới - Thiết thực và Hiệu quả”đã tập trung thảo luận ba nhóm nội dung chính, cụ thể:

Thứ nhất, Việt Nam trước những sự kiện nổi bật và xu thế mới trong kinh tế và thương mại quốc tế, đề xuất quan điểm chính sách phù hợp để ứng phó với diễn biến mới của tình hình hội nhập thế giới và khu vực.

Thứ hai, vấn đề thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới của Việt Nam, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp và những vấn đề đặt ra đối với cải cách thể chế và tiếp cận thị trường.

Thứ ba, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn.

Phát biểu tại Diễn đàn quan trọng này, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế nhận định dù hiện tại có một số nhân tố đang ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình hội nhập đa phương và khu vực, song Chính phủ Việt Nam vẫn kiên trì chủ trương hội nhập toàn diện với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải đối mặt với những tác động từ những xu thế và diễn biến từ kinh tế thế giới và khu vực. Cần coi đây là vấn đề mang tính khách quan để có cách ứng phó chủ động và linh hoạt. Bên cạnh đó, cần nhìn nhận các vấn đề một cách đa chiều, trên cả phương diện tích cực và tiêu cực để từ đó đưa những phương án xử lý hợp lý, phù hợp với tình hình trong nước nói riêng và cục diện kinh tế thế giới nói chung. Với quan điểm đó, hội nhập kinh tế quốc tế trong tình hình mới cần đảm bảo 4 yếu tố: chủ động, đổi mới, thiết thực và hiệu quả.

Tác giả bài viết: hungvm

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây