Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT), cơ hội và thách thức

Thứ ba - 28/05/2019 23:59 241 1.197
Khởi động đàm phán từ năm 2011, sau 6 năm đàm phán, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức ký kết Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) vào ngày 19.10.2018 tại Bỉ. Đây là Hiệp định thương mại có tính chất ràng buộc pháp lý nhằm cải thiện quản trị rừng và thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường EU. Hiệp định VPA/FLEGT sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam trên cả 3 lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường, nổi bật là mở rộng thị trường xuất khẩu, cải thiện thể chế về quản lý rừng, giải quyết tình trạng khai thác và thương mại gỗ trái phép, góp phần phát triển bền vững ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam sẽ xây dựng Hệ thống bảo đảm tính hợp pháp gỗ VNTLAS, tiến hành phân loại doanh nghiệp, kiểm soát chuỗi cung gỗ và tiến tới cấp phép FLEGT. Hiệp định VPA/FLEGT có những cơ hội và thách thức sau:
Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT), cơ hội và thách thức

1. Cơ hội

- Hệ thống bảo đảm tính hợp pháp gỗ của Việt Nam sẽ giúp kiểm soát tốt nguồn cung gỗ nguyên liệu từ đó sẽ giúp nâng cao hình ảnh đồ gỗ của Việt Nam trên trường quốc tế. Có thể coi VPA/FLEGT như là một công cụ quan trọng để nâng cao thương hiệu cho đồ gỗ Việt.

- VPA/FLEGT không chỉ giúp tăng trưởng xuất khẩu vào EU, một số quốc gia đang xem xét việc công nhận giấy phép FLEGT, điều này sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam sẽ tăng không chỉ ở các quốc gia trong EU mà còn ở các quốc gia khác.

- Giấy phép FLEGT sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu vào EU không phải thực hiện trách nhiệm giải trình. Điều này sẽ rút ngắn thời gian thông quan và giảm các thủ tục pháp lý khác.

- Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sẽ tăng khi Hiệp định VPA/FLEGT có hiệu lực vì lòng tin của người tiêu dùng EU vào sản phẩm Việt Nam sẽ tăng lên. - Kỳ vọng các doanh nghiệp chế biến gỗ của EU sẽ đầu tư vào Việt Nam để sản xuất các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang các nước khác và các nguyên liệu phụ trợ (keo, sơn, đồ kim khí,…)

- Các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam sẽ tiếp cận được công nghệ tiên tiến của EU và sẽ thay thế công nghệ chế biến gỗ của Trung Quốc, Đài Loan bằng công nghệ của EU.

2. Thách thức

- Việt Nam nhập khẩu gỗ từ trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với 120 loài gỗ khác nhau. Việc xác định tiêu chí loài rủi ro, vùng địa lý rủi ro khi xây dựng các quy định về kiểm soát chuỗi cung gỗ nhập khẩu.

- Các doanh nghiệp phải đầu tư nguồn lực vào cải tiến sản xuất, quan tâm hơn nữa đến điều kiện lao động, điều kiện phòng cháy chữa cháy tại các xưởng gỗ. Các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cho cán bộ để đáp ứng tốt các quy định pháp lý liên quan đến hiệp định này.

- Phân loại doanh nghiệp là yếu tố ảnh hướng lớn đến doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp loại 1, việc cấp phép FLEGT dễ dàng hơn, trong khi các doanh nghiệp loại 2 sẽ phải qua các bước xác nhận và kiểm tra của cơ quan hữu quan ở địa phương. Các doanh nghiệp chưa chấp hành vi phạm ở thời điểm xuất khẩu sẽ không được phép xuất khẩu.

- Những năm qua trước mặt khi thực thi VPA/FLEGT thì cần các tác nhân sau đây sẽ gặp khó khăn:

+ Các hộ gia định trồng rừng nguyên liệu gỗ để cung ứng cho các doanh nghiệp chế biến gỗ sản xuất đồ gỗ ngoài trời xuất khẩu sang EU;

+ Các thương lái cũng ứng gỗ nguyên liệu sẽ gây trở ngại trong việc mua và vận chuyển nguyên liệu gỗ;

+ Các cơ sở chế biến gỗ quy mô nhỏ ở các làng nghề gỗ sẽ khó khăn đối với việc lưu giữ hồ sơ trong xuất và xác minh nguồn gốc gỗ hợp pháp./.

Tác giả bài viết: cuongnm

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây