Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP, cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam

Thứ ba - 28/05/2019 23:59 290 2.284
Khởi nguồn từ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), sau khi Hoa Kỳ quyết định rút khỏi hiệp định, 11 quốc gia còn lại đã nhóm họp và nhất trí đổi tên thành Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào tháng 11/2017. Hiệp định được chính thức ký kết vào tháng 3/2018, giữ nguyên gần như toàn bộ các cam kết của TPP. Các quốc gia CPTPP bao gồm: Canada, Mexico, Pê Ru, Chi Lê, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam. Đến nay, Hiệp định CPTPP đã được 7 nước thành viên phê chuẩn, bao gồm Úc, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand, Việt Nam và đã chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12/2018.
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP, cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam

1. Hiệp định CPTPP có những cơ hội sau:

- Thuế quan: theo các chuyên gia, dự kiến CPTPP sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm 10,39% nhờ vào thuế quan. Xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường CPTPP sẽ tăng do hàng rào thuế quan, tăng khả năng cạnh tranh về giá đối với các sản phẩm cùng loại của các nước khác.

- Mở rộng thị trường xuất khẩu: Nhờ vào các ưu đãi của Hiệp định, các doanh nghiệp sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia thành viên như Pê Ru, Chi Lê và Brunei.

- Việt Nam là trung tâm chế biến gỗ, các doanh nghiệp có thể nhập khẩu nguyên liệu từ các nước CPTPP như Canada, Chi lê để hưởng ưu đãi khi xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường trong khối.

- Nhập khẩu gỗ từ các nước trong nội khối CTPPP sẽ được hưởng các lợi ích sau:

+ Chứng minh được xuất xứ (C/O) dễ dàng, thuận lợi

+ Gỗ được sơ chế với công nghệ tiên tiến đảm bảo gỗ có chất lượng cao

+ Nguồn cung ứng gỗ có sản lượng khai thác lớn và ổn định hàng năm, đảm bảo tính hợp pháp

 - Tiếp cận được nhiều nguồn thông tin về công nghệ và thiết bị chế biến gỗ tiến tiến,

- Tiếp cận được trình độ quản trị doanh nghiệp cao của các nước có nền lâm nghiệp phát triển như Canada, Nhật, Úc,.

- Có điều kiện để đào tạo và nâng cao kỹ năng lao động của nguồn nhân lực,…

- Chính phủ Việt Nam sẽ xây dựng quy định pháp lý để siết chặt tình trạng vi phạm thiết kế, các doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong việc đầu tư vào thiết kế, xây dựng thương hiệu sản phẩm.

2. Bên cạnh những cơ hội như trên Hiệp định CPTPP có những thách thức cơ bản sau:

- Sở hữu chí tuệ: Hiện nay pháp luật của Việt Nam chỉ xử phạt hành chính các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, chưa có những quy định xử lý bằng hình sự. Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng sao chép, hàng lậu… đang được bày bán công khai ở mọi nơi. Điều này khiến doanh nghiệp không mấy quan tâm đến việc đầu tư vào thiết kế mà chủ yếu là gia công theo đơn hàng đã có sẵn thiết kế.

- Do Việt Nam sử dụng nguồn cung gỗ rất lớn. Vì vậy vẫn phải nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau, đòi hỏi phải siết chặt quản lý nguồn gỗ nhập khẩu.

- Các dòng thuế nhập khẩu sẽ bị cắt giảm, đồ gỗ của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với đồ gỗ của các quốc gia CPTPP trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu.

- Các doanh nghiệp phải cải cách quản trị doanh nghiệp để đáp ứng các quy định pháp lý mới từ Hiệp định. Doanh nghiệp sẽ phải chi tiêu nhiều hơn vào đầu tư đổi mới công nghệ và quy trình sản xuất để cạnh tranh với sản phẩm từ các nước thành viên CPTPP./.

Tác giả bài viết: cuongnm

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây