STT |
NỘI DUNG/ LĨNH VỰC |
Hiệp định EVFTA |
Hiệp định CPTPP |
||
1 |
Cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam |
- Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực: Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu). - Sau 7 năm: cam kết xóa bỏ thuế quan với 91,8% số dòng thuế, tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU. - Sau 10 năm: cam kết xóa bỏ thuế quan với 98,3% số dòng thuế, tương đương 99,8% kim ngạch xuất khẩu từ EU. - Khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU: Việt Nam áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO hoặc không cam kết. |
- Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực: Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 66%. - Sau 3 năm: xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 86,5% số dòng thuế. - Các mặt hàng còn lại có lộ trình giảm thuế chủ yếu từ 5 đến 10 năm. Đối với một số mặt hàng đặc biệt nhạy cảm, Việt Nam có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan. |
||
2 |
Cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu của các nước đối tác |
- Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. - Sau 07 năm: EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. - Đối với một số ít mặt hàng còn lại (tương đương khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu): EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. |
- Ca-na-đa cam kết xoá bỏ thuế nhập khẩu cho 95% số dòng thuế, tương đương 78% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ca-na-đa ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Trong đó, 100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản và 100% kim ngạch xuất khẩu gỗ được xóa bỏ thuế quan ngay. - Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế ngay đối với 86% số dòng thuế (tương đương 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản) (sau 5 năm xóa bỏ gần 90% số dòng thuế). Nhật Bản lần đầu tiên cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho đại đa số nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. - Pê-ru cam kết xóa bỏ 80,7% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 62,1% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam (vào năm thứ 17 sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 99,4% số dòng thuế). - Mê-hi-cô cam kết xóa bỏ 77,2% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 36,5% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam (vào năm thứ 10 sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 98% số dòng thuế). - Chi-lê cam kết xóa bỏ 95,1% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 60,2% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam (vào năm thứ 8 sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 99,9% số dòng thuế). - Ốt-xtrây-li-a cam kết cắt giảm 93% số dòng thuế, tương đương 95,8% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này ngay khi thực hiện Hiệp định (tối đa vào năm thứ 4, các sản phẩm còn lại sẽ được xóa bỏ). - Niu-di-lân cam kết xóa bỏ 94,6% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 69% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này ( vào năm thứ 7 các dòng thuế còn lại sẽ dần được xóa bỏ hoàn toàn). - Xinh-ga-po cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với tất cả các mặt hàng ngay khi thực hiện Hiệp định. - Ma-lai-xi-a cam kết xóa bỏ 84,7% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực (vào năm thứ 11, số dòng thuế cam kết cắt giảm của Ma-lai-xi-a lên tới 99,9%). - Bru-nây cam kết xóa bỏ 92% số dòng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam (tương đương 7.639 dòng) ngay khi Hiệp định có hiệu lực, (vào năm thứ 7 xóa bỏ tới 99,9%, năm thứ 11 xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu). |
||
3
|
Quy tắc xuất xứ |
Cho phép áp dụng: + Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ; + Quy tắc cộng gộp (mực và bạch tuộc từ các nước ASEAN đang hoặc sẽ có FTA với EU; vải từ Hàn Quốc). - Đối với mặt hàng dệt may: Yêu cầu về quy tắc xuất xứ “2 công đoạn” (từ vải trở đi) (tức là để được hưởng thuế quan ưu đãi theo EVFTA thì hàng dệt may của Việt Nam phải được làm từ vải có xuất xứ Việt Nam). Có thêm linh hoạt: được phép cộng gộp xuất xứ từ Hàn Quốc để sản xuất sản phẩm dệt may thuộc Chương 61 và 62. |
Cho phép áp dụng: + Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ (Việt Nam có thời gian chuyển đổi là 5 năm cho hàng nhập khẩu và tối đa 10 năm cho hàng xuất khẩu; sau 10 năm phải áp dụng tự chứng nhận xuất xứ hoàn toàn); + Quy tắc cộng gộp. - Đối với mặt hàng dệt may: Yêu cầu sử dụng sợi (nguyên tắc “từ sợi” trở đi) và vải từ khu vực CPTPP. Có thêm linh hoạt về cơ chế “nguồn cung thiếu hụt” cho phép việc sử dụng một số loại sợi và vải nhất định không có sẵn trong khu vực và phải nhập khẩu từ các nước ngoài CPTPP. |
||
4 |
Thương mại dịch vụ và Đầu tư |
|
|
||
|
Hình thức cam kết |
Biểu cam kết cụ thể theo cách tiếp cận chọn-cho (tức là liệt kê các ngành, phân ngành có cam kết mở cửa thị trường). Biểu cam kết cụ thể Hiệp định EVFTA chỉ phải chịu nguyên tắc giữ nguyên hiện trạng (tức là trong trường hợp chính sách trong nước cho phép mở cửa hơn so với mức độ cam kết thì trong tương lai nếu thay đổi chính sách này sẽ không được kém hơn mức cam kết tại thời điểm Hiệp định có hiệu lực). |
Biểu cam kết theo cách tiếp cận chọn-bỏ (tức là liệt kê các ngành, phân ngành bị hạn chế về mở cửa thị trường). Các nước cũng cam kết áp dụng nguyên tắc “chỉ tiến không lùi”, tức là chỉ được điều chỉnh, thay đổi chính sách theo hướng tốt hơn mức đã áp dụng trước đó. Riêng Việt Nam có thời gian chuyển đổi 3 năm mới phải áp dụng nguyên tắc này. |
||
|
Mức độ mở cửa thị trường một số ngành cụ thể |
Hiệp định EVFTA và CPTPP đều có mức độ mở cửa cao hơn trong WTO đối với một số ngành như dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ phân phối, dịch vụ vận tải… |
|||
|
- Dịch vụ tài chính |
Có mức cam kết cao hơn khi cam kết sẽ xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong 02 ngân hàng thương mại cổ phần (ngoại trừ các ngân hàng BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank) của Việt Nam trong vòng 05 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. |
Tổng mức góp vốn mua cổ phần của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại từng ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng đó
|
||
|
- Dịch vụ vận tải
|
- Đối với dịch vụ gom hàng và dịch vụ tái phân phối công-ten-nơ rỗng, ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế của EU hoặc thành viên EU thực hiện các dịch vụ này trên tuyến Quy Nhơn - Cái Mép. Sau 05 năm, cho phép thực hiện dịch vụ tái phân phối công-ten-nơ rỗng trên tất cả các tuyến. - Với dịch vụ nạo vét, cho phép doanh nghiệp EU lập liên doanh tới 51% để cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. - Đối với dịch vụ mặt đất ở sân bay, cam kết sau 05 năm kể từ khi Việt Nam mở cửa cho khu vực tư nhân sẽ cho phép các doanh nghiệp EU lập liên doanh với đối tác Việt Nam, trong đó vốn của phía nước ngoài không quá 49%, để đấu thầu cung cấp dịch vụ này. 03 năm sau đó, hạn chế vốn nước ngoài sẽ là 51%. |
- Dịch vụ gom hàng và dịch vụ tái phân phối công-ten-nơ rỗng: Không cam kết - Dịch vụ nạo vét: Không cam kết - Dịch vụ mặt đất ở sân bay: Bảo lưu toàn bộ dịch vụ điều hành mặt đất |
||
|
- Dịch vụ phân phối
|
Bỏ yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) sau 05 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. - Bảo lưu quyền áp dụng các biện pháp kế hoạch và quy hoạch không phân biệt đối xử. - Về diện mặt hàng: Bảo lưu 9 mặt hàng tương tự WTO. - Đối với mặt hàng rượu, trong EVFTA ta cam kết có cam kết cụ thể về không phân biệt đối xử trong sản xuất, nhập khẩu và phân phối rượu, cho phép các doanh nghiệp EU được bảo lưu điều kiện hoạt động theo các giấy phép hiện hành và chỉ cần một giấy phép để thực hiện các hoạt động nhập khẩu, phân phối, bán buôn và bán lẻ. |
- Bỏ yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) sau 05 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. - Không bảo lưu các biện pháp kế hoạch và quy hoạch. - Về diện mặt hàng: Bảo lưu 7 mặt hàng (ít hơn 2 mặt hàng so với EVFTA là gạo và đường mía). - Không cam kết cụ thể đối với dịch vụ phân phối mặt hàng rượu. |
||
5 |
Mua sắm của Chính phủ |
|
|
||
|
Diện cam kết |
Cam kết mở cửa mua sắm 21 Bộ, ngành trung ương, một số đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (ngoại trừ hàng hóa và dịch vụ phục vụ mục tiêu an ninh – quốc phòng); 02 địa phương là thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tổng công ty đường sắt Việt Nam, 34 bệnh viện thuộc Bộ Y tế, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và một số Viện thuộc trung ương. |
Cam kết mở cửa mua sắm 21 Bộ, ngành trung ương, một số Viện thuộc trung ương, 34 bệnh viện thuộc Bộ Y tế, không cam kết mở cửa cơ quan cấp địa phương và các tập đoàn, tổng công ty, đại học. |
||
|
Ngưỡng mở cửa |
Lộ trình 15 năm để mở cửa dần các hoạt động mua sắm. Sau 15 năm, ngưỡng mua sắm của các cơ quan cấp trung ương là 1.5 triệu SDR (tương đương khoảng 46 tỷ đồng). - Bảo lưu một tỷ lệ nhất định giá trị các gói thầu để dành riêng cho các nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước trong vòng 18 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Trong vòng 10 năm đầu, tỷ lệ này lên tới 40%, từ năm 11 tới năm thứ 18, tỷ lệ này là 30%. Từ năm thứ 19 trở đi, tỷ lệ này được bãi bỏ. |
- Lộ trình 15 năm để mở cửa dần các hoạt động mua sắm, tuy nhiên sau 15 năm, ngưỡng mua sắm của các cơ quan cấp trung ương là 8.5 triệu SDR (tương đương 260 tỷ đồng). - Bảo lưu việc yêu cầu, xem xét, áp dụng hoặc thực hiện bất kỳ hình thức ưu đãi trong nước trong bất kỳ giai đoạn nào của quy trình lựa chọn nhà thầu trong 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, kể cả cơ chế ưu đãi về giá, ở mức tối đa 40% tổng giá hợp đồng các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của từng năm. Tỷ lệ này giảm xuống mức tối đa 30% kể từ năm thứ 11 cho đến hết năm thứ 25. Biện pháp ưu đãi nội địa sẽ được loại bỏ từ năm thứ 26. |
||
|
Dược phẩm |
Việt Nam cam kết cho phép các doanh nghiệp EU được tham gia đấu thầu mua sắm dược phẩm của Bộ Y tế và bệnh viện công trực thuộc Bộ Y tế với thời gian chuyển đổi 3 năm. Sau lộ trình 15 năm, Việt Nam cho phép các doanh nghiệp EU tham gia tới 50% tổng giá trị đấu thầu hàng năm. |
Cho phép các doanh nghiệp CPTPP được tham gia đấu thầu mua sắm dược phẩm của Bộ Y tế và bệnh viện công trực thuộc Bộ Y tế với thời gian chuyển đổi 3 năm. Việt Nam cũng cam kết mở cửa với lộ trình 15 năm sau khi hiệp định có hiệu lực với 50% tổng giá trị hợp đồng. |
||
6 |
Sở hữu trí tuệ |
Cả hai Hiệp định EVFTA và CPTPP đều có mức bảo hộ cao đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên cơ sở Hiệp định TRIPS của WTO. |
|||
|
Sáng chế |
Hiệp định yêu cầu phải có cơ chế đền bù thỏa đáng cho trường hợp thời gian khai thác bằng sáng chế đã có hiệu lực bị rút ngắn vì chậm trễ trong khâu xử lý đơn xin cấp phép lưu hành thuốc |
Đã cam kết trong Hiệp định TPP những được tạm hoãn thực thi trong Hiệp định CPTPP. |
||
|
Kiểu dáng công nghiệp |
Thời hạn bảo hộ ít nhất là 15 năm
|
Thời hạn bảo hộ là 10 năm |
||
|
Chỉ dẫn địa lý |
Chỉ áp dụng đối với các chỉ dẫn địa lý về rượu vang, rượu mạnh, sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm. Việt Nam cam kết công nhận và bảo hộ 169 chỉ dẫn địa lý của EU (chủ yếu là chỉ dẫn địa lý dùng cho rượu và thực phẩm), và EU công nhận và bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. |
Không yêu cầu các bên phải bảo hộ một danh sách các chỉ dẫn địa lý nhất định như Hiệp định EVFTA. Thay vào đó, các bên có thể bảo hộ chỉ dẫn địa lý qua hệ thống nhãn hiệu hoặc một hệ thống riêng. |
||
|
Về biện pháp thực thi xử lý hình sự |
Hiệp định EVFTA không yêu cầu chế tài hình sự, được hiểu là áp dụng theo Hiệp định TRIPS (Hiệp định TRIPS yêu cầu các Thành viên quy định các biện pháp hình sự và hình phạt được áp dụng ít nhất đối với các trường hợp cố ý giả mạo nhãn hiệu hoặc sao chép lậu với quy mô thương mại). |
Yêu cầu xử lý hình sự đối với một số hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tập trung vào các vi phạm đối với nhãn hiệu thương mại, quyền tác giả và quyền liên quan, bí mật thương mại. Việt Nam có thời gian chuyển đổi cụ thể đối với các nghĩa vụ này, thông thường là 3 năm. |
||
7 |
Lao động
|
Cả hai Hiệp định đều không tạo ra nghĩa vụ mới, chỉ nhắc lại các tiêu chuẩn về lao động của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). |
|||
|
|
- Không có cơ chế giải quyết tranh chấp hay trừng phạt thương mại trong trường hợp các bên vi phạm các cam kết về lao động. - Hai bên phải thành lập một hoặc các nhóm tư vấn trong nước mới hoặc tham vấn ý kiến của nhóm tư vấn trong nước hiện có về phát triển bền vững với nhiệm vụ tư vấn về việc thực hiện Chương Thương mại và phát triển bền vững. |
- Có cơ chế trừng phạt thương mại trong trường hợp vi phạm các cam kết của Chương Lao động, tuy nhiên Việt Nam được hưởng một số linh hoạt nhất định (trong vòng 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực không áp dụng trừng phạt thương mại đối với tất cả các nghĩa vụ của chương Lao động; trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực không áp dụng trừng phạt thương mại đối với nghĩa vụ về tự do liên kết và công nhận thực chất quyền thương lượng tập thể, đồng thời các nước đồng ý tiến hành “xem xét lại” việc áp dụng trừng phạt thương mại trong vòng 2 năm sau đó trong khuôn khổ Hội đồng Lao động của Hiệp định) |
||
8 |
Phát triển bền vững |
|
|
||
|
Môi trường |
Các bên khẳng định cam kết thực hiện các hiệp định đa phương về môi trường mà mình là thành viên |
|||
|
|
- Tranh chấp liên quan đến môi trường chỉ được giải quyết thông qua tham vấn mà không có cơ chế giải quyết tranh chấp. - EVFTA có các cam kết trong một số lĩnh vực môi trường cụ thể, bao gồm: + Biến đổi khí hậu: Các Bên cam kết sẽ thực thi, hợp tác nhằm đạt được các mục đích liên quan đến biến đổi khí hậu được quy định trong một số hiệp định quốc tế về môi trường gồm Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu năm 1992, Nghị định thư Kyoto liên quan đến Công ước UNFCCC và Hiệp định Paris; + Đa dạng sinh học: các bên thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học theo Công ước về Đa dạng sinh học năm 1992 (CBD), Kế hoạch chiến lược về Đa dạng sinh học 2011-2020 và Mục tiêu Đa dạng sinh học Aichi, Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã đang bị đe dọa (CITES); + Quản lý tài nguyên rừng bền vững và thương mại lâm sản: Cam kết về các biện pháp khác nhau nhằm thúc đẩy thương mại và tiêu dùng gỗ hợp pháp (trao đổi thông tin, ban hành quy định liên quan, ký kết Hiệp định Đối tác Tự nguyện VPA thực thi FLEGT…) + Quản lý bền vững nguồn tài nguyên sinh vật biển và sản phẩm nuôi trồng thủy sản: các bên sẽ tuân thủ các biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật biển được quy định tại Công ước UNCLOS, khuyến khích tuân thủ Hiệp định của Liên hợp quốc nhằm thực thi các điều khoản của UNCLOS 1982, Hiệp định thúc đẩy việc tuân thủ các biện pháp bảo tồn và quản lý quốc tế đối với tàu khai thác trên biển của FAO 1993, Kế hoạch hành động chống lại tính trạng đánh bắt bắt hợp pháp, không báo cáo và không đúng quy định của FAO, Quy tắc ứng xử với nghề cá có trách nhiệm. |
Có cơ chế giải quyết tranh chấp trong trường hợp tham vấn thất bại khi phát sinh vấn dề hoặc tranh chấp liên quan đến môi trường. - CPTPP có các cam kết trong một số vấn đề môi trường cụ thể, bao gồm: + Bảo vệ tầng ô-zôn: các bên phải thực hiện các biện pháp kiểm soát việc sản xuất, tiêu thụ, mua bán các chất làm suy giảm đáng kể hoặc biến đổi tầng ô-zôn theo Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn; + Bảo vệ môi trường biển từ ô nhiễm của tàu biển: các bên phải thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường từ tàu biển, bao gồm các biện pháp được nêu trong khuôn khổ Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu (Marpol); + Đa dạng sinh học: các bên phải thúc đẩy và khuyễn khích việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học phù hợp với luật pháp và chính sách của mình; + Sinh vật ngoại lai và xâm lấn: các bên tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm quản lý về sự di chuyển, cách ngăn ngừa, phát hiện kiểm soát và loại trừ sinh vật ngoại lai xâm lấn; + Giảm phát thải: các bên sẽ hợp tác để giải quyết các vấn đề chung và tăng cường năng lực liên quan đến chuyển đổi sang nền kinh tế ít phát thải. + Đánh bắt hải sản: các bên cam kết vận hành hệ thống quản lý nghề cá có điều chỉnh hoạt động đánh bắt hải sản tự nhiên và dựa trên các bằng chứng khoa học tốt nhất sẵn có (như Công ước UNCLOS, Hiệp định của Liên hợp quốc nhằm thực thi các điều khoản của UNCLOS 1982, Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm của FAO, Hiệp định thúc đẩy việc tuân thủ các biện pháp bảo tồn và quản lý quốc tế đối với tàu khai thác trên biển của FAO 1993, Kế hoạch hành động chống lại tính trạng đánh bắt bắt hợp pháp, không báo cáo và không đúng quy định của FAO). Các bên cam kết xóa bỏ trợ cấp cho hoạt động đánh bắt mà hoạt động đó được xác định là gây ra tác động xấu tới nguồn lợi hải sản đã trong tình trạng bị đánh bắt quá mức; Và xóa bỏ mọi hình thức trợ cấp cho các tàu đánh bắt bất hợp pháp, không theo quy định và không báo cáo (các nước có thời gian 03 năm để hài hóa chính sách liên quan, Việt Nam được gia hạn thêm 02 năm). + Bảo tồn động thực vật hoang dã: các nước phải thực thi các các biện pháp xử lý đối với các hành vi khai thác và buôn bán động thực vật hoang dã trái với pháp luật của nước mình theo quy định của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã đang bị đe dọa (CITES). |
||
|
Cơ chế giám sát việc thực thi cam kết về phát triển bền vững |
- Ngoài việc thành lập Ủy ban Thương mại và Phát triển bền vững, EVFTA quy định cơ chế giám sát và tư vấn việc thực thi các cam kết về phát triển bền vững thông qua việc thành lập một hoặc nhiều nhóm tư vấn trong nước (DAG) mới hoặc tham vấn ý kiến của nhóm tư vấn trong nước đã được thành lập trước đó về phát triển bền vững. DAG bao gồm các tổ chức mang tính đại diện và độc lập, bảo đảm sự đại diện cân bằng giữa các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. |
- Ngoài việc thành lập các Hội đồng/Tiểu ban theo từng lĩnh vực (lao động, môi trường), CPTPP có các điều khoản tăng tính minh bạch và thực thi nghiêm túc các nghĩa vụ về phát triển bền vững, như: tạo điều kiện cho công chúng tham gia trong quá trình thực hiện thông qua việc tiếp thu các ý kiến, quan điểm về các vấn đề liên quan đến việc triển khai, tiếp nhận và xem xét yêu cầu bằng văn bản liên quan đến việc thực hiện các cam kết về phát triển bền vững; chia sẻ công khai thông tin về việc thực hiện nghĩa vụ và cho phép công chúng tham gia giám sát quá trình thực thi các cam kết về phát triển bền vững. |
Tác giả bài viết: cuongnm
Ý kiến bạn đọc