Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022

Thứ hai - 24/10/2022 07:45 422 0

Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022

Thực hiện Quyết định số 327/QĐ-UBND ngày 26/01/2022 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022; Sở Công Thương đã ban hành Kế hoạch số 11/KH-SCT ngày 28/02/2022 về việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2022. Kết quả triển khai, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí ngành Công Thương năm 2022, cụ thể một số nội dung chủ yếu như sau:

A. Tình hình, kết quả thực hiện các quy định về Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP)
I. Công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thi hành Luật THTK, CLP; công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định của pháp luật
Sở Công Thương thường xuyên tổ chức cho cán bộ công chức, viên chức ngành Công Thương học tập chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tổ chức các buổi học tập, quán triệt các quy định về tiết kiệm, chống lãng phí như: Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08/9/2014 của Chính phủ quy định một số điều của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Thông tư 188/2014/TT-BTC ngày 10/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2014/NĐ-CP; Quyết định số 2262/QĐ-TTg ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022; Quyết định số 327/QĐ-UBND ngày 26/01/2022 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục và đề ra các biện pháp thực hiện thông qua các cuộc họp giao ban hàng tháng, sinh hoạt chi bộ để quán triệt tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn đơn vị, nâng cao nhận thức cho mỗi đảng viên, cán bộ công chức, viên chức trong việc sử dụng tài sản công vụ nhằm chủ động phòng ngừa, vừa kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng.
Việc tổ chức hội nghị thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 của Bộ Tài chính và Quyết định số 72/QĐ-UBND ngày 18/12/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh; mức chi tiếp khách theo đúng quy định tại Quyết định số 72/QĐ-UBND ngày 18/12/2017 của UBND tỉnh và sử dụng trong phạm vi kinh phí được giao.
Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 26/2006/CT-TTg ngày 01/8/2006 về việc nghiêm cấm dùng công quỹ làm quà biếu và chiêu đãi khách sai quy định. Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương của nhà nước về thực hiện các giải pháp tiết kiệm, các biện pháp cụ thể trong sử dụng điện, vận động cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan nâng cao ý thức thực hiện tiết kiệm điện hiệu quả.
II. Kết quả thực hiện các quy định pháp luật về THTK, CLP
1. Công tác xây dựng, ban hành Chương trình THTK, CLP
Thực hiện Quyết định số 2262/QĐ-TTg ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022; Quyết định số 327/QĐ-UBND ngày 26/01/2022 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Định, Sở Công Thương đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 11/KH-SCT ngày 28/02/2022 nhằm triển khai thực hiện công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí ngành Công Thương năm 2022.
2. Kết quả ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong ngành, lĩnh vực phụ trách

2.1. Trong việc ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ

- Hằng năm, Sở Công Thương đã chỉ đạo Văn phòng Sở và đơn vị trực thuộc rà soát, ban hành mới Quy chế chi tiêu nội bộ, đồng thời có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định hiện hành. Thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
- Đã xây dựng và ban hành Quyết định số 213/QĐ-SCT ngày 31/12/2018 về Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công theo đúng các quy định hiện hành, phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan và thực hiện công khai tài sản theo đúng quy định tại Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính.
2.2 Trong việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
Văn phòng Sở thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005.
Trung tâm Khuyến côngXúc tiến Thương mại thực hiện theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Thực hiện các Nghị định trên giúp cho các đơn vị chủ động trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính, sự nghiệp một cách hợp lý và hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao, thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý. Nâng cao hiệu quả lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ công chức, viên chức.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lập thẩm định, phân bổ, điều chỉnh và giao dự toán thu chi ngân sách nhà nước: Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước và Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước. Hàng năm thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh và Quyết định giao dự toán của UBND tỉnh giao, Sở Công Thương thẩm định (trên cơ sở có ý kiến thẩm tra của Sở Tài chính) và ban hành các Quyết định phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị dự toán thuộc ngành quản lý đảm bảo khớp đúng dự toán được HĐND và UBND tỉnh giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi. Việc phân bổ đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Thường xuyên chỉ đạo điều hành, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức, triển khai thực hiện công tác tài chính ngân sách đối với các đơn vị dự toán thuộc ngành quản lý.
- THTK, CLP trong Công khai dự toán ngân sách: Căn cứ Thông tư số 343/2016/ TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính về việc thực hiện chế độ công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước. Sở Công Thương thực hiện nghiêm túc chế độ công khai dự toán theo quý, 6 tháng, 9 tháng và năm.
- THTK, CLP trong công khai Quyết toán ngân sách nhà nước: Căn cứ Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017; Thông tư số 90/2018/TT-BTC ngày 28/9/2018 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6 2017 hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ; Các Thông báo của Sở Tài chính về việc thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước qua các năm cho ngành Công Thương. Sở Công Thương thực hiện việc Thông báo xét duyệt quyết toán ngân sách nhà nước cho các đơn vị dự toán. Các đơn vị dự toán căn cứ Thông báo của Sở Tài chính, Sở Công Thương thực hiện việc công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách nhà nước năm theo các nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo đúng thời gian quy định.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc xây dựng và ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ: Căn cứ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước; Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Hằng năm Sở Công Thương và các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc trong việc xây dựng và ban hành Quy chế Chi tiêu nội bộ trên cơ sở xin ý kiến tại hội nghị cán bộ công chức, viên chức và bám sát các quy định của Nhà nước về các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn định mức đã được ban hành, phát huy tinh thần tập trung, dân chủ, tập thể...
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công: Hàng năm Sở Công Thương và các đơn vị trực thuộc Sở thực hiện tốt việc THTK,CLP đảm bảo 100% các đơn vị đều xây dựng Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công bám sát quy định của Nhà nước.
- Phương án tiết kiệm các khoản chi thường xuyên: Sở Công Thương và các đơn vị trực thuộc thực hiện triệt để tiết kiệm 10% chi thường xuyên theo quy định để tạo nguồn cải cách tiền lương, đẩy mạnh khoán chi hành chính, hạn chế các cuộc họp không cần thiết, thực hiện lồng ghép các nội dung, công việc cần xử lý; giảm tối đa việc tổ chức lễ hội, tham quan học tập kinh nghiệm sử dụng ngân sách nhà nước.
- Chi nhiệm vụ ngành Công Thương: Phân bổ và giao dự toán và triển khai thực hiện dự toán được giao cho các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc bằng mức dự toán được HĐND, UBND tỉnh giao, trong đó ưu tiên bố trí kinh phí cho các nhiệm vụ kết thúc năm, các nhiệm vụ chuyển tiếp, đảm bảo phù hợp với tiến độ và khả năng giải ngân, phần còn lại mới phân bổ cho các nhiệm vụ mới trong năm.
2.3 Trong mua sắm, sử dụng phương tiện đi lại và phương tiện, thiết bị làm việc của cơ quan
- Nhìn chung, công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan đã nghiêm túc thực hiện theo các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Việc quản lý, sử dụng tài sản được thực hiện đúng theo phân cấp thẩm quyền tại Quyết định số 27/2018/QĐ-UBND ngày 20/7/2018 của UBND tỉnh ban hành quy định phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Định.
- Việc đầu tư mua sắm tài sản nhà nước theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đấu thầu, mua sắm thường xuyên; đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả theo đúng tiêu chuẩn, định mức được Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh phê duyệt. Tài sản sau khi mua sắm được hạch toán, báo cáo và quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Tài sản mua sắm tập trung: Thực hiện theo Quyết định 08/2016/QĐ-TTg ngày 26/2/2016 của Thủ tướng chính phủ quy định việc mua sắm tài sản theo phương thúc tập trung; Thông tư 35/TT-BTC ngày 26/2/2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn mua sắm tài sản theo phương thức tập trung.
Việc mua sắm tài sản cố định thực hiện theo Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan và thực hiện bằng hình thức mua sắm tập trung tại đầu mối Sở Tài chính theo đúng quy định của UBND tỉnh.
- THTK, CLP trong mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện thông tin liên lạc: Thực hiện tốt THTK, CLP trong mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện thông tin liên lạc.
Thực hiện theo Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001; Quyết định số 179/2002/QĐ-TTG ngày 16/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ; Văn bản số 17/VBHN-BTC ngày 04/3/2014 của Bộ Tài chính về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với lãnh đạo trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội. Các đối tượng được trang bị điện thoại, quản lý và sử dụng điện thoại, kinh phí sử dụng đều được quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.
- THTK, CLP trong việc quản lý và sử dụng xe ô tô: Việc quản lý và sử dụng xe được thực hiện đúng theo pháp luật hiện hành và Quy chế quản lý sử dụng tài sản công. Các đơn vị sử dụng phương tiện đi lại không vượt định mức, tiêu chuẩn và đúng mục đích công. Chỉ điều xe khi có ý kiến của lãnh đạo và có sự xác nhận bằng công lệnh, không có tình trạng lợi dụng xe cơ quan cho việc riêng, việc cá nhân.
2.4 Trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động
- Việc quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động được Sở Công Thương thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Hàng năm, đã xây dựng kế họach đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và cử công chức, viên chức được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý nhà nước, lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp. Đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện thực hiện công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ.
- Việc sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý thực hiện theo quy hoạch, nhu cầu công tác, yêu cầu nhiệm vụ và năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ.
- Công tác tuyển dụng công chức, viên chức được thực hiện đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Cán bộ Công chức năm 2008, Luật viên chức năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Tuyển dụng theo nhu cầu công việc, vị trí việc làm và biên chế được giao tại đơn vị, bảo đảm phù hợp với vị trí tuyển dụng, ngạch công chức và trình độ chuyên môn. Nhiều cán bộ trẻ đã phát huy trình độ năng lực, sở trường công tác, năng lực chuyên môn của công chức, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.
- Thường xuyên quán triệt tới toàn thể Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành thực hiện nghiêm túc các quy định Luật cán bộ công chức, Luật Viên chức, Luật lao động; Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp; Chỉ thị số 24/CT-UBND ngày 11/10/2016 của UBND tỉnh về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu về cải cách hành chính và chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan nhà nước các cấp.
- Người đứng đầu cơ quan luôn nâng cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; Công chức, viên chức luôn có tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ trong thi hành công vụ.
- Tiếp tục thực hiện tốt lộ trình tinh giảm biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ chính trị. Tiếp tục giữ ổn định biên chế của cơ quan; Quản lý chặt chẽ thời gian lao động, kiểm tra, giám sát chất lượng và đảm bảo hiệu quả công việc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan.
2.5 Về quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên đối với các loại khoáng sản thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương.
- Số liệu sản xuất công nghiệp, xuất khẩu khoáng sản đã được tổng hợp, thống kê, theo dõi trên cơ sở phối hợp số liệu từ Cục Thống kê, Cục Hải quan để tổng hợp vào báo cáo chung của ngành hằng năm, qua đó đánh giá tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp, xuất khẩu khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
- Trong năm, trên địa bàn tỉnh không phát sinh các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương để tổ chức thẩm định thiết kế, đánh giá tỷ lệ thu hồi trong khai thác, chế biến khoáng sản. Các dự án khai thác, chế biến đã hoạt động từ những năm trước, đến nay hoạt động cầm chừng và tiến hành lập các thủ tục để được cơ quan có thẩm quyền cho phép đóng cửa mỏ.
2.6 Về tình hình hoạt động các cụm công nghiệp
Theo Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp (CCN) tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4051/QĐ-UBND ngày 19/11/2018, Quyết định số 3714/QĐ-UBND ngày 08/9/2020 Quyết định số 4327/QĐ-UBND ngày 28/10/2021, trên địa bàn tỉnh Bình Định quy hoạch 62CCN với tổng diện tích 1.950,9 ha, trong đó, giai đoạn đầu tư hạ tầng đến năm 2025: 52 CCN với diện tích 1.665,6 ha; giai đoạn đầu tư hạ tầng 2026 - 2035: 10 CCN với diện tích 285,3 ha; diện tích đất sản xuất công nghiệp 1.355,5 ha.
- Hiện có 45/62 CCN đi vào hoạt động, có tổng diện tích đất công nghiệp là 950,3 ha và diện tích đất công nghiệp đã cho thuê là 578,2 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân các CCN đã đi vào hoạt động 60,8%; trong đó có 10 CCN với diện tích 183,4 ha đã bố trí cơ sở sản xuất thuê đất và lấp đầy 100% diện tích đất công nghiệp; có 15 CCN với diện tích 602,7 ha đã bố trí cơ sở sản xuất thuê đất và lấp đầy trên 50% diện tích đất công nghiệp.
- Đã có 12 DN làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật của 14 CCN được UBND tỉnh cho thuê đất với diện tích 513,7 ha để đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN; trong đó, có 04 CCN hoàn thành hạ tầng kỹ thuật (CCN: Cát Nhơn, Cát Trinh, Tam Quan và Canh Vinh); 06 CCN đang xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đi vào hoạt động (CCN: Đồi Hỏa Sơn, An Mơ, An Trường, Nhơn Tân 1, Cầu Nước Xanh, Tà Súc - GĐ1); 04 CCN đang triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và chưa đi vào hoạt động hoặc chưa đầu tư (CCN: Cát Khánh, Hoài Châu, Nhơn Tân và Cát Hiệp).
- Đến nay, đã thu hút được khoảng 399 dự án đăng ký đầu tư với ngành nghề chủ yếu: Chế biến nông lâm thủy hải sản; cơ khí; bao bì các loại; may mặc; vật liệu xây dựng, sản xuất hàng kim loại đan nhựa giả mây, sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, nông thôn; trong đó có 281 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, 93 dự án đang triển khai và 25 dự án đang tạm ngừng hoạt động; tổng số vốn đăng ký đầu tư của các dự án trong các CCN khoảng 14.063,0 tỷ đồng, vốn thực hiện 5.579,8 tỷ đồng, đạt 39,7% với suất đầu tư bình quân 35,2 tỷ đồng/dự án và 1,5 ha/dự án... phù hợp với mục tiêu đầu tư xây dựng CCN nhằm thu hút, di dời các DN nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh.
- Các DN trong CCN đã giải quyết việc làm cho 23.654 lao động, chiếm 18% tổng lao động trong các DN và chiếm 35% tổng lao động trong các DN công nghiệp, với mức lương bình quân từ 4,5÷5,5 triệu đồng/người/tháng. Trong năm 2022, các DN đã tạo doanh thu khoảng 17.813,7 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 9.600 tỷ đồng, chiếm 20% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; kim ngạch xuất khẩu 387,3 triệu USD, chiếm 27,3% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh; đóng góp ngân sách nhà nước khoảng 476,2 tỷ đồng, chiếm 3,5% tổng thu ngân sách tỉnh và 11,1% tổng thu ngân sách các DN trên địa bàn tỉnh; trong đó: thuế đất 104,6 tỷ đồng, thuế thu nhập DN 134,7 tỷ đồng và thuế khác 237 tỷ đồng...
2.7  Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực năng lượng
- Tổ chức hội nghị Hướng dẫn sử dụng năng lượng an toàn, tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn 03 huyện, thị xã nhằm triển khai, hướng dẫn các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động sử dụng năng lượng an toàn, tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, chiếu sáng công cộng, dịch vụ và hộ gia đình.
- Tuyên truyền tài liệu tiết kiệm điện trong văn phòng, nhà xưởng đến các doanh nghiệp để các đơn vị nghiên cứu, tìm hiểu và có những giải pháp thực hiện sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
- Hỗ trợ một số Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn tỉnh thực hiện áp dụng quy trình quản lý năng lượng; xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo quy định của pháp luật nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Triển khai đến các ngành sản xuất công nghiệp có lộ trình, lập và thực hiện kế hoạch nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng đảm bảo định mức tiêu hao năng lượng theo đúng quy định.
III. Công tác Thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong THTK, CLP
Ngay từ đầu các năm, Giám đốc Sở đã chỉ đạo Thanh tra Sở tổ chức tiếp công dân và giải quyết tốt các đơn thư khiếu nại, tố cáo. Đến nay, Thanh tra Sở chưa nhận được đơn thư liên quan lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nên chưa có thanh kiểm tra giải quyết theo quy định.
IV. Các giải pháp về thực hành tiết kiệm chống lãng phí cần tập trung triển khai thực hiện trong năm tiếp theo
Để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp đã và đang thực hiện có kết quả trong những năm qua, cần tập trung vào một số nội dung sau:
1.  Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại cơ quan, đơn vị. Theo đó, Sở phải thường xuyên chỉ đạo, tổ chức các đơn vị thực hiện thông qua việc rà soát, ban hành bổ sung các chương trình, kế hoạch cụ thể; phải xây dựng các định mức tiết kiệm cụ thể trong từng lĩnh vực quản lý để giao thành chỉ tiêu phấn đấu đồng thời gắn với cơ chế khen thưởng và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
2.  Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, nâng cao vai trò giám sát của Ban Thanh tra nhân dân về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng tại cơ quan.
3.  Thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm chống lãng phí đã và đang triển khai trong năm 2022 và tiếp tục thực hiện cho những năm tiếp theo, trong đó:
- Thực hiện nghiêm các biện pháp nâng cao hiệu quả chi tiêu công, nhất là trong sử dụng tài sản công, sử dụng kinh phí ngân sách, đồng thời ngừng các nhiệm vụ khác chưa thật sự cấp bách, nội dung không thiết thực.
- Đổi mới và đẩy mạnh thực hiện các cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước nhằm tạo động lực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Thực hiện tốt công khai tài chính, ngân sách nhà nước
4.  Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm tạo ra môi trường thông thoáng, thân thiện cho các nhà đầu tư và người dân; công khai hóa các quy trình thủ tục, thời hạn giải quyết công việc của tổ chức và công dân. Thực hiện tốt quy chế “một cửa”, công tác thống kê, rà soát để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các thủ tục hành chính của nhà nước còn chồng chéo, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Đổi mới công nghệ quản hành chính nhà nước, tiếp tục đẩy mạnh áp dụng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2015 tại cơ quan, đơn vị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước.
5.  Đề cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Mọi hành vi vi phạm, gây lãng phí xảy ra trong cơ quan, tổ chức, đơn vị phải làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đối với cán bộ, công chức, viên chức cũng cần đề cao trách nhiệm trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành nhiệm vụ thường xuyên trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng khi thi hành công vụ.
- Tập trung thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định số 103/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 của Chính phủ quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với trường hợp sai phạm gây lãng phí tài sản của nhà nước.    
6.  Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra trong các lĩnh vực đã được quy định tại Luật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; trong đó, tập trung vào các lĩnh vực chi tiêu ngân sách (sử dụng kinh phí hoạt động của các cơ quan, đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý đất đai, tài sản công...). Kiên quyết, kịp thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.
7. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong công chức, viên chức  kết hợp chặt chẽ giữa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đặc biệt là tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu theo hướng tiếp tục “học tập” và chuyển mạnh “làm theo”; Tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, góp phần tích cực vào công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cơ quan.
B. Đánh giá các quy định tại Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí và các văn bản hướng dẫn và đề xuất sửa đổi
Nhìn chung, các quy định tại Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí và các văn bản hướng dẫn mang tính kịp thời, đầy đủ, thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về THTK, CLP. Tuy nhiên, để thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện, cần bổ sung các quy định về phát hiện lãng phí và xử lý thông tin phát hiện lãng phí trong THTK, CLP; có quy định về khen thưởng kịp thời cho tổ chức, cá nhân phát hiện thông tin lãng phí có giá trị; có biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tin; đồng thời, có quy định để loại trừ các trường hợp lợi dụng để gây mâu thuẫn nội bộ, ảnh hưởng hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức.

Tác giả bài viết: Mai Hằng Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây