Công nghiệp hỗ trợ - Những vấn đề cần quan tâm.

Thứ tư - 19/12/2018 23:59 172 124
Tình hình chung: Công nghiệp hỗ trợ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng; công nghiệp hỗ trợ phát triển đúng tầm sẽ tạo đà cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và có ý nghĩa trong thực hiện tiến trình hội nhập khinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
Ảnh minh họa (nguồn Báo Công Thương)
Ảnh minh họa (nguồn Báo Công Thương)

Không riêng ở Việt nam các nước trên thế giới đều quan tâm đến phát triển công nghiệp hỗ trợ và đã có nhiều cơ chế chính sách tích cực nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển phù hợp với xu thế của từng thời kỳ, nhờ vậy các nước này đều thu hoạch nhiều thành công theo hướng hiện đại bền vững và trong tương lai cũng sẽ tiếp tục ổn định.

Đảng và Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển ngành công nghiệp theo hướng hiện đại. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền địa phương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành  văn bản quy phạm pháp luật để chỉ đạo, điều hành thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển tạo đà cho ngành công nghiệp tăng trưởng.

Khai thác lợi thế chủ trương, chính sách và cơ hội, nhiều doanh nghiệp trong nước đã đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đóng góp vào sự nghiệp phát triển ngành công nghiệp Việt nam. Cơ chế chính sách của Chính phủ đã phát huy tác dụng và có sức lan tỏa. Kết quả được thể hiện doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã có bước phát triển về lượng và chất, đáp ứng một phần nhu cầu của doanh nghiệp chính, đồng thời nâng cao được sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài nhờ quá trình được đào tạo, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kỹ năng thực hành từ các nhà cung cấp thiết bị công nghệ. Không ít doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước đã nâng cao năng lực sản xuất và tham gia tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Sức lan tỏa phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn so với những năm trước đây.

Thực trạng công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Định

Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định cũng đã có chủ trương tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ để tham gia sự phát triển ngành công nghiệp Bình Định. Theo đó, Trên cơ sở Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của Chính phủ UBND tỉnh đã ban hành cơ chế chính sách nhằm khuyến khích thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Một số ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho chế biến gỗ, may mặc, đánh bắt  thủy sản, hàng tiêu dùng bắt đầu hình thành và phát triển theo xu thế chung tuy nhiên những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn ít. Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư trong nước, nước ngoài bắt đầu quan tâm xem xét khả năng đầu tư hình thành một số ngành công nghiệp hỗ trợ đáp ứng nhu cầu của tỉnh cũng như trong cả nước.

Thực tế cho thấy cơ chế chính sách đã ban hành nhưng trong quá trình triển khai vẫn còn bộc lộ hạn chế, chưa thực sự thông thoáng, chưa tạo thuận lợi cho nhà đầu tư; bên cạnh đó trên địa bàn tỉnh chưa hình thành được ngành công nghiệp đầu tàu, quy mô lớn tạo động lực cho sự phát triển chung.

Đề xuất giải pháp

Từ những hạn chế nêu trên đã làm cho công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Định phát triển chưa đạt như kỳ vọng. Vì vậy, để khuyến khích  đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ phát triển trong giai đoạn đến năm 2025, đề xuất cần xem xét triển khai thực hiện một số giải pháp sau:

-Rà soát lại cơ chế chính sách trong đó đồng thời hỗ trợ ưu đãi cho đầu tư triển khai các dự án mới, cần thiết quan tâm triển khai mạnh và sâu hơn chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp đang hoạt động đã được cụ thể hóa trong Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn đến năm 2025 mà Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành.

-Bên cạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành lâm sản, May mặc, Thủy sản ưu tiên hơn nữa hỗ trợ phục vụ cho ngành công nghiệp lắp ráp. Trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ có hàm công nghệ (linh kiện điện tử…) theo chuỗi liên kết với doanh nghiệp có vốn nước ngoài đầu tư vào các ngành công nghiệp công nghệ cao.

-Có cơ chế chính sách hỗ trợ thu hút các ngành công nghiệp đầu tàu có sử dụng nhiều chi tiết, linh kiện từ đó hình thành chuỗi liên kết gia công chế biến hoặc hình thành cơ sở sản xuất vệ tinh đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.

-Bên cạnh đó cần bổ sung thêm chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có nhu cầu phát triển thị trường nước ngoài thông qua tham gia Hội chợ, triễn lãm, giao thương… nhằm khuyến khích doanh nghiệp tăng cường nghiên cứu thị trường nước ngoài đang có nhu cầu.

-Xem xét bố trí nguồn khinh phí triển khai thực hiện các chương trình, chính sách thích hợp để đảm bảo cân đối mức hỗ trợ nhằm đảm bảo Chính sách phát huy tác dụng và có hiệu quả cao.

Tác giả bài viết: tuyennv

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây