Ngay từ đầu năm, công tác tuyên truyền vận động hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được các sở, ngành, địa phương tiếp tục duy trì, thông qua các chương trình mang tính xã hội rộng lớn; các phương tiện thông tin truyền thông; các cuộc hội nghị, hội thảo, diễn đàn, lồng ghép các nội dung hưởng ứng Cuộc vận động nhằm tác động đến ý thức người tiêu dùng quan tâm đến sản xuất trong nước, xem đây là thể hiện lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường, tôn dân tộc của người Việt Nam. Trong quá trình triển khai các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Cuộc vận động các cơ quan đơn vị luôn đổi mới hình thức, vận dụng từng lĩnh vực chuyên môn để đem đến hiệu quả tốt nhất trong công tác tuyên truyền. Bên cạnh các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Cuộc vận động, các sở, ngành địa phương luôn đồng hành với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tổ chức tốt nguồn hàng có chất lượng, thương hiệu do các doanh nghiệp trong nước sản xuất, giá cả hợp lý và kết hợp với các chương trình quảng bá, khuyến mại, chăm sóc khách hàng đưa về địa bàn khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa luôn được quan tâm chú trọng, đã góp phần làm cho người tiêu dùng nhận thức đúng hơn về thị trường hàng hóa nội địa, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Công tác phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương và các cơ quan truyền thông được tăng cường góp phần thực hiện có hiệu quả các hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động. Vì vậy, số lượng tin bài tiếp tục được duy trì, thông tin truyền tải ngày càng chuyên sâu và có tính định hướng cao.
Thực hiện Quyết định số634/QĐ-TTgngày 29/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014-2020; Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 18/12/2015 của UBND tỉnh triển khai thực hiện các chương trình thuộc Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020. Trong năm 2018, Sở Công Thương đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai các hoạt động như:Tổ chức gian hàng trưng bày, nhận diện hàng Việt Nam tại Hội chợ Công Thương duyên hải miền Trung - Bình Định 2018 với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam";tổ chức Hội nghị tập huấn kiến thức về kỹ năng thiết kế nhãn hiệu, bao bì sản phẩmcho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh;Tổ chức tham gia Hội nghị Kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố năm 2018 tại tỉnh Bến Tre, Hội nghị kết nối cung cầu khu vực miền Trung - Tây Nguyên tại tỉnh Phú Yên và Hà Nội; tổ chức 07 Phiên chợ hàng Việt về nông thôn, miền núi tại các huyện Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Nhơn, Hoài Ân và thành phố Quy Nhơn; phối hợp tổ chức 15 hội chợ triển lãm thương mại (trong đó có 03 hội chợ triển lãm cấp tỉnh, cấp vùng, cấp khu vực; 12 hội chợ triển lãm thương mại cấp huyện) đã vận động gần 1.500 lượt doanh nghiệp đăng ký tham gia, thu hút trên 600 nghìn lượt người đến tham quan mua sắm, doanh thu mang lại trên 100 tỷ đồng; tổ chức 03 Điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại huyện Vân Canh, huyện Hoài Ân và thành phố Quy Nhơn; tiếp nhận và hỗ trợ thực hiện trên 12.000 chương trình khuyến mại diễn ra trên địa bàn tỉnh... ngoài ra, còn tổ chức thực hiện lồng ghép nhiều chương trình thuộc lĩnh vực khuyến công, xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đi đôi với việc tổ chức các hoạt động, các sở, ngành địa phương tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong việc giải quyết các thủ tục hành chính,thực hiện tốt việc kiểm soát ban hành mới và thực hiện các TTHC thuộc thẩm quyền trên cơ sở xây dựng và bổ sung kịp thời vào Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và thực hiện tốt Quy chế “một cửa”, tiếp nhận, giải quyếtvà trả lời kết quảđúng thờihạn, đúng pháp luật. Phối hợp với các ngành địa phương tăng cường công tác quản lý thị trường, đồng thời tổ chức tuyên truyền pháp luật và vận động các tổ chức, cá nhân ký cam kết không sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình triển khai các hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động vẫn còn không ít những khó khăn, thách thức:
Một là,công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Cuộc vận động ở các cấp các ngành, địa phương thiếu tính đồng bộ và liên tục, vì vậy chưa thật sự tác động mạnh vào tâm lý, hành vi người tiêu dùng; nội dung thông tin tuyên truyền chưa thật sự phong phú, đa dạng;
Hai là,tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm lưu thông bất hợp pháp trên thị trường vẫn còn tiếp diễn, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa đã làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu hàng Việt Nam.Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường tiếp tục gặp nhiều khó khăn do phương thức, thủ đoạn vi phạm ngày càng tinh vi, đối tượng vi phạm ngày càng đa dạng, chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe,...
- Ba là, một số bộ phận không nhỏ trong cán bộ, công chức, viên chức và người tiêu dùng chưa đánh giá cao về chất lượng sản phẩm của hàng Việt nên chưa thật sự ưu tiên sử dụng; công tác vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia hưởng ứng Cuộc vận động gặp nhiều khó khăn nên dẫn đến hiệu quả chưa cao;
- Bốn là,nội dung của công tác tuyên truyền chưa đi vào trọng tâm trọng điểm, chỉ rộ lên ở những đợt cao điểm, còn thiếu những chương trình, chuyên mục chuyên sâu về chất lượng hàng hóa dịch vụ, công tác kiểm tra kiểm soát thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để góp phần làm rõ nét hơn Cuộc vận động, tạo sức hút mạnh mẽ từ doanh nghiệp và nhân dân.
Để triển khai có hiệu quả các hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong thời gian đến, cần có một số giải pháp như sau:
Một là, phát huy hơn nữa vai trò của từng thành viên Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp trong việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức trong cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng và góp phần thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động có ý nghĩa này.
Hai là, nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội sử dụng hàng hóa nội địa khi thực hiện mua sắm công theo tinh thần Thông báo Kết luận số 264 - TB/TW, ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị; Kết luận số 107-KL/TW ngày 10/4/2015 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 24/CT-TTg, ngày 17/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Chỉ thị số 13/CT-TTg, ngày 04/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước.
Ba là, các sở, ngành thường xuyên rà soát, tham mưu UBND tỉnh ban hành sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; tăng cường công tác quản lý thị trường, xử lý nghiêm hành vi vi phạm về chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bốn là, các sở, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp cần tiếp tục phối hợp triển khai có hiệu quả Quyết định số634/QĐ-TTgngày 29/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014-2020; Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 18/12/2015 của UBND tỉnh triển khai thực hiện các chương trình thuộc Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020.
Năm là, tổ chức vận động và hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh đổi mới phương pháp quản lý trong hoạt động sản xuất, ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa dịch vụ; thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Khuyến khích đầu tư phát triển hệ thống phân phối hàng Việt, thường xuyên tham gia các hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm thương mại và đưa hàng Việt đến tận tay người tiêu dùng./.
Tác giả bài viết: haodd
Ý kiến bạn đọc