Nghị định này quy định về kiểm tra công tác thi hành pháp luật về XLVPHC, xử lý kỷ luật người có thẩm quyền, trách nhiệm trong thi hành pháp luật về XLVPHC. Mục đích của việckiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về XLVPHC là nhằm xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về XLVPHC; động viên, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện pháp luật về XLVPHC; phát hiện những hạn chế, vướng mắc, bất cập, sai sót, vi phạm để kịp thời chấn chỉnh, xử lý, khắc phục. Đồng thời, phòng, chống, ngăn chặn các vi phạm trong thi hành pháp luật về XLVPHC; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính.
Bên cạnh đó, nghị định này còn quy định cán bộ, công chức, viên chứccó một trong các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính sau sẽ bị cách chức(đối với cán bộ), buộc thôi việc (đối với công chức, viên chức):
- Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để XLVPHC; Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi XLVPHC.
Nghị định 19/2020/NĐ-CPcó hiệu lực thi hành từ ngày 31/3/2020. Các quy định về xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về XLVPHC tại Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2020./.
Tác giả bài viết: huytq
Ý kiến bạn đọc