Kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đổi số tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Bình Định.

Thứ sáu - 27/05/2022 15:23 424 0
Nhằm triển khai thực hiện kịp thời, thống nhất, có hiệu quả Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 20/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XX) về chuyển đổi số tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; tăng cường chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 25/4/2022 của UBND tỉnh về triển khai Nghị quyết số số 05-NQ-TU ngày 20/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XX) về chuyển đổi số tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đổi số tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Bình Định.

Theo đó, mục tiêu tổng quát của Kế hoạch là đổi mới căn bản và toàn diện công tác chỉ đạo điều hành, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số, góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội và sự hài lòng của người dân. Đến năm 2030, thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh; tiếp tục phấn đấu nâng thứ hạng của Tỉnh trên Bảng xếp hạng đánh giá chuyển đổi số (DTI) hàng năm.
Mục tiêu cơ bản đến năm 2025
* Phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động
- 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.
- 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
- 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
- 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
- Mỗi đơn vị cấp huyện xây dựng ít nhất 20% đơn vị hành chính cấp xã chuyển đổi số.
- Xây dựng 3 đô thị thông minh, gồm: thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, thị xã Hoài Nhơn.
* Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
- Phấn đấu kinh tế số chiếm 10% GRDP; tối thiểu 50% sản phẩm hàng hóa và dịch vụ được chứng nhận thương hiệu có mặt trên các sàn thương mại điện tử; 50% các doanh nghiệp nhỏ và vừa (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh) thực hiện chuyển đổi số. Hình thành 100 doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.
- Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%.
- Hình thành Khu Công viên phần mềm Quang Trung – Bình Định và tham gia vào Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung trong năm 2022.
- Thu hút khoảng 2.000 chuyên gia, lao động làm việc tại Công viên phần mềm Quang Trung – Bình Định và Trung tâm trí tuệ nhân tạo – Đô thị phụ trợ Long Vân.
* Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số
- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã.
- Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G và điện thoại thông minh, từng bước phát triển mạng 5G (ưu tiên phủ sóng tại các khu, cụm công nghiệp, khu vực trung tâm huyện thị xã, thành phố, khu du lịch, bệnh viện, trường học).
- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.
- 100% đoàn viên, thanh niên gương mẫu sử dụng các dịch vụ xã hội số (y tế, giáo dục, an sinh xã hội, thanh toán điện tử, phản ánh hiện trường…); tích cực tham gia tuyên truyền, hỗ trợ, đảm bảo tối thiểu 50% người dân được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chính quyền số, xã hội số, tham gia phát triển kinh tế số.
Mục tiêu cơ bản đến năm 2030
* Phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động
- 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
- Hình thành nền tảng dữ liệu và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước, giảm 30% thủ tục hành chính; mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp, tăng 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp.
- 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
- Mỗi đơn vị cấp huyện xây dựng ít nhất 40% đơn vị hành chính cấp xã chuyển đổi số.
* Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
- Kinh tế số chiếm 15% đến 20% GRDP. Tối thiểu 80% sản phẩm hàng hóa và dịch vụ được chứng nhận thương hiệu có mặt trên các sàn thương mại điện tử; tối thiểu 80% các doanh nghiệp nhỏ và vừa (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh) thực hiện chuyển đổi số. Hình thành 300 doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%.
- Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 8%.
- Xây dựng Quy Nhơn thành Trung tâm trí tuệ nhân tạo của Việt Nam.
* Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số
- Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang;
- Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G;
- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%.
Để phấn đấu đạt được các mục tiêu Kế hoạch cũng đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về chuyển đổi số như:
* Các nhiệm vụ, giải pháp chung
- Đổi mới tư duy, nhận thức về chuyển đổi số;
- Hoàn chỉnh cơ chế, chính sách;
- Phát triển hạ tầng số;
- Phát triển nền tảng số;
- Đảm bản an toàn, an ninh mạng;
- Hợp tác, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số;
- Phát triển nguồn nhân lực;
* Nhiệm vụ, giải pháp phát triển Chính quyền số
- Phục vụ người dân và doanh nghiệp;
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước;
- Số hóa và sử dụng dữ liệu hiệu quả trong hoạt động của chính quyền;
* Nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế số
- Thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp;
- Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
* Nhiệm vụ, giải pháp phát triển xã hội số
- Đào tạo, bổ sung cử nhân, kỹ sư chuyên ngành công nghệ thông tin. Điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo và dạy nghề gắn với công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), khoa học dữ liệu, dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet vạn vật (IoT), thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), chuỗi khối (Blockchain), in ba chiều (3D Printing);
- Triển khai áp dụng mô hình giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học và nghệ thuật, kinh doanh, doanh nghiệp (giáo dục STEM/STEAM/STEAME).
* Chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực cần ưu tiên
- Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế;
- Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo;
- Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng;
- Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp;
- Chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông vận tải;
- Chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng;
- Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
- Chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch;
- Chuyển đổi số trong lĩnh vực thông tin, báo chí.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Lệ Thảo

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 1.3 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây