Hội nghị ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2022 tại tỉnh Ninh Thuận

Thứ hai - 29/08/2022 07:48 316 0
Ngày 19/8/2022, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị ngành Công Thương khu vực miền Trung - Tây Nguyên lần thứ VIII năm 2022 nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển ngành Công Thương của 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, phương hướng triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.
Quang cảnh Hội nghị (Ảnh Trần Kiên)
Quang cảnh Hội nghị (Ảnh Trần Kiên)

Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Phan Tấn Cảnh chủ trì với sự tham gia của hơn 200 đại biểu Lãnh đạo UBND và Sở Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đại diện các Doanh nghiệp lớn trong khu vực. Đoàn đại biểu Sở Công Thương Bình Định do Ông Võ Mai Hưng - Phó giám đốc Sở làm Trưởng đoàn và Lãnh đạo các phòng, đơn vị trực thuộc Sở.

ninhthuan2

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải  phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị (Ảnh Trần Kiên)

Theo báo cáo tại Hội nghị, mặc dù bị tác động bởi dịch bệnh Covid-19, biến đổi khí hậu, tình hình xung đột vũ trang, chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn… nhưng trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, ngành Công Thương của 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã có bước phát triển mạnh mẽ, cụ thể: Giá trị SXCN toàn khu vực năm 2021 đạt 474.871,5 tỷ đồng, tăng 1,6%; 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 261.371 tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2021 đạt 740.249,1 tỷ đồng, tăng 2,4%; 6 tháng đầu năm 2022 đạt 425.321,5 tỷ đồng, tăng 14,3% so với cùng kỳ. Tổng KNXK năm 2021 đạt 13.495,7 triệu USD, tăng 12,8%; 6 tháng đầu năm 2022 đạt 8.140,8 triệu USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ. Tổng KNNK năm 2021 đạt 11.678,9 triệu USD, tăng 22,5%; 6 tháng đầu năm 2022 đạt 5.839,5 triệu USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ... một số địa phương có các chỉ tiêu tăng cao hơn mức bình quân cả nước.
Riêng ngành Công Thương tỉnh Bình Định, giá trị SXCN năm 2021 đạt 51.886,5 tỷ đồng, tăng 7,65%; 6 tháng đầu năm 2022 đạt 27.235,7 tỷ đồng, tăng 8,38%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2021 đạt 79.683,9 tỷ đồng, tăng 4,5%; 6 tháng đầu năm 2022 đạt 45.092 tỷ đồng, tăng 14,6%. KNXK năm 2021 đạt 1.393,9 triệu USD, tăng 25,9%; 6 tháng đầu năm 2022 đạt 839,9 triệu USD, tăng 24,9%. KNNK năm 2021 đạt 452,1 triệu USD, tăng 10,5; 6 tháng đầu năm 2022 đạt 193 triệu USD, giảm 5,8% so với cùng kỳ.

ninhthuan3

Tham dự Hội nghị lần này, Sở Công Thương Bình Định chia sẻ tham luận chủ đề “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Bình
Định dưới tác động của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” với những kỳ vọng về động lực tăng trưởng thương mại do các FTAs mang lại và đề xuất những giải pháp của ngành Công Thương Bình Định nhằm khơi thông các điểm nghẽn, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.
Hội nghị cũng được nghe ý kiến, kiến nghị của Lãnh đạo UBND, Sở Công Thương, các Hiệp hội, doanh nghiệp các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên; ý kiến của các Cục, Vụ, đơn vị thuộc Bộ Công Thương nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc có liên quan trong công tác quản lý nhà nước của các Sở, ngành ở địa phương… qua đó đề ra giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo liên kết, hỗ trợ, hợp tác trong phát triển ngành Công Thương mỗi tỉnh, thành phố và toàn khu vực.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã ghi nhận những kết quả đạt được của ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên, sự đóng góp của các doanh nghiệp vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng; đánh giá cao các kiến nghị, đề xuất của các đại biểu tham dự nhằm giải quyết những khó khăn, nhất là về cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện hoạt động liên kết vùng, kết nối không gian phát triển; đồng thời, đề nghị Sở Công Thương các tỉnh các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm quản lý nhà nước về công nghiệp, thương mại; tìm hiểu tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương để định hướng liên kết vùng trong lĩnh vực phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ; tiếp tục nổ lực đồng hành cùng các doanh nghiệp để phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần hoàn thành mục tiêu thắng lợi chung của ngành Công Thương.

Tác giả bài viết: Trần Minh Nhật

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây