Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công gắn với phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và hình thành các “cụm sản xuất nông - công nghiệp ở nông thôn”trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Thứ hai - 01/02/2021 23:59 226 122
Thực hiện Chương trình Khuyến công tỉnhBình Định giai đoạn2016-2020, trong thời gian qua,trên địa bàn tỉnh đã thực hiện 273 chương trình, đề án khuyến công với tổng kinh phí 21.912,5 triệu đồng; trong đó, khuyến công quốc gia chiếm 33,6%, khuyến công địa phương cấp tỉnh chiếm 52,3% và khuyến công địa phương cấp huyện chiếm 14,1% so tổng kinh phí.Hoạt động khuyến công đã giúp cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) mạnh dạn trong xác định hướng đầu tư đúng, có hiệu quả, mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, phát triển thị trường, nâng cao năng lực quản lý. Các sản phẩm CNNT phát triển mạnh, nhất nhóm sản phẩm chế biến từ nông, lâm, thủy sản và thực phẩm; đặc biệt, đã xuất hiện thêm nhiều sản phẩm mới thân thiện môi trườngthay thế sản phẩm xốp nhựasử dụng một lần,sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản phẩm CNNT nhưng xuất khẩu trực tiếp 100%... Qua đó, nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được khôi phục, số lượng cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển, đóng góp giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 9,2%/năm, giá trị gia tăng công nghiệp tăng 9,6%/năm, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới.Khuyến công không những được biết đến ở nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất mà còn hỗ trợ phát triển sản phẩm, phát triển thị trường; đồng hành với các cơ sở CNNT trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hội nhập quốc tế về kinh tế, hướng đến phát triển bền vững.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động khuyến công vẫn còn một số hạn chế, yếu kém như công tác khảo sát, xây dựng và đăng ký kế hoạch kinh phí khuyến công hàng năm còn bị động, phải ngừng, điều chỉnh, bổ sung nhiều lần; quy mô của một số đề án khuyến công còn nhỏ, chưa đa dạng; nhiều đề án khuyến công chưa có sức lan tỏa lớn, thiếu vai trò làm động lực thúc đẩy phát triển CNNT; chất lượng, hiệu quả một số đề án khuyến công chưa đáp ứng mục tiêu đề ra; phần lớn các cơ sở CNNT gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, trang bị máy móc mở rộng sản xuất; khả năng tìm kiếm mở rộng thị trường còn hạn chế, hầu hết phát triển theo hướng tự phát nên việc lựa chọn đề xuất đề án hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công còn hạn chế về quy mô.

Để thực hiện mục tiêunâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công gắn với phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và hình thành các “cụm sản xuất nông - công nghiệp ở nông thôn” trên địa bàn tỉnh, trong giai đoạn 2021-2025 thực hiện 150 chương trình, đề án khuyến công với tổng kinh phí 22 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương cấp tỉnh, trong thời gian tới, Sở Công Thương tập trung tham mưu triển khai thực hiện đồng bộ và có hiệu quả một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau đây:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu đầy đủ, công khai  các chương trình, đề án, chính sách về khuyến công, tạo sự đồng thuận cao giữa các bên có liên quan (cơ quan quản lý, đơn vị thụ hưởng, tổ chức dịch vụ khuyến công, cơ quan cấp vốn…) nhằm thúc đẩy hoạt động khuyến công đúng hướng, đúng mục tiêu; tăng cường năng lực thực hiện các đề án khuyến côngcủa Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, các phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố, tạo sự gắn kết với cộng đồng cơ sở CNNT,hình thành mạng lưới cộng tác viên khuyến công cấp huyện.

2. Lựa chọn đối tượng, ngành nghề đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phù hợp với định hướng chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh, đối với từng địa phương cấp huyện cụ thể theo từng giai đoạn nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư của các cơ sở CNNT.

3. Khuyến khích chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng các mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Tăng tỷ trọng chế biến sâu, chế biến tinh trong các sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; gia tăng giá trị và nâng hàm lượng công nghệ cao trong các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm làng nghề gắn với phát triển du lịch.

4. Ưu tiên đề án khuyến công điểm, đề án khuyến công nhóm nhằm tập trung nguồn vốn đầu tư tổng hợp,có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành tiêu biểu, chủ lực, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đồng bộ với các chính sách khác... làm điểm nhấn,là động lực, góp phần khuyến khích thu hút vốn đầu tư tổng hợp từ các nguồn vốn đầu tư khác; là mô hình điểm, có tác động lan tỏa, có khả năng nhân rộng…

5. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, phát huy tối đa năng lực hiện có của các cơ sở CNNT, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển CNNT. Bên cạnh nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương cấp tỉnh, tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và phần đóng góp từ nguồn ngân sách địa phương cấp huyện; đồng thời, phát triển hoạt động khuyến công từ các nguồn kinh phí lồng ghép như làng nghề và ngành nghề nông thôn, sự nghiệp môi trường, tiết kiệm năng lượng, khoa học công nghệ... theo quy định.

6. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hỗ trợ, phát triển toàn diện sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, để ngày càng có nhiều hơn sản phẩm cấp khu vực và cấp quốc gia; tạo điều kiện cho các cơ sở CNNT thuận lợi trong tiếpcận các cơ hội phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất chất lượng, năng lựccạnh tranh và thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập quốc tế về kinh tế...từng bước hình thành và phát triển các “cụm sản xuất nông - công nghiệp ở nông thôn”.

7. Tăng cường, tích cực phối hợp với các Sở ngành và địa phương, các Hiệp hội ngành nghề, Liên minh HTX, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... để phát triển hoạt động khuyến công; sự quan tâm của các Quỹ hỗ trợ, các ngân hàng với cơ chế thông thoáng đểthúc đẩy, phát triển hoạt động khuyến công.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn có vị trí chiến lượcvà là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà, với việc triển khai thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các nhiệm vụ và giải phápnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công gắn với phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và hình thành các “cụm sản xuất nông - công nghiệp ở nông thôn” trên địa bàn tỉnhgiai đoạn 2021-2025, tin tưởng rằng CNNT tỉnh Bình Định ngày càng phát triển mạnh mẽ cùng với quá trìnhxây dựng và phát triển nông thôn mới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Tác giả bài viết: hungvm

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
EMC Đã kết nối EMC