Theo Quyết định nêu trên, Sở Công Thương phối hợp với UBND huyện Tuy Phước và UBND huyện Phù Cát nhân rộng mô hình cho các sản phẩm như sau:
-Liên kết Doanh nghiệp - Hợp tác xã - Nông dân tiêu thụ và cung ứng vật tư nông nghiệp tại vùng sản xuất nông nghiệp tập trung cho sản phẩm lúa tại xã Phước Lộc huyện Tuy Phước.
- Liên kết Doanh nghiệp - Hộ kinh doanh - Nông dân tiêu thụ và cung ứng vật tư nông nghiệp tại vùng sản xuất nông nghiệp không tập trung cho sản phẩm lạc (đậu phộng) tại huyện Phù Cát.
Để các đối tượng tham gia trong tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp hiểu rõ quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc ký kết hợp đồng bao tiêu và cung cấp sản phẩm, tạo ra những sản phẩm đồng đề, có chất lượng, Sở Công Thương sẽ phối hợp tổ chức lớp bồi dưỡng về chính sách, nghiệp vụ về soạn thảo, ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư, nghiệp vụ quản lý kinh doanh, ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, nông dân; tổ chức tập huấn về kỹ thuật canh tác, tưới tiêu, thu hoạch tạo sản phẩm đồng đều, đảm bảo quy chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân; đồng thời hỗ trợ giống, thuốc bảo vệ thực vật cho hộ nông dân tham gia dự án.
Hỗ trợ phân bón và thuốc trừ sâu cho các hộ nông dân xã Hoài Thanh (Dự án mô hình thí điểm liên kết tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp sản phẩm dừa tại huyện Hoài Nhơn)
Để thực hiện có hiệu quả của việc nhân rộng mô hình, UBND tỉnh cũng yêu cầucó sự phối hợp, đồng bộ từ các cấp, ngành, địa phương đến các doanh nghiệp và nông dân trong việc thực hiện nhân rộng mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định nhằm đảm bảo lợi ích của các đối tượng tham gia mô hình bằng hình thức tiêu thụ ổn định cho người sản xuất nông sản thông qua các hợp đồng kinh tế; góp phần khắc phục tình trạng “được mùa, mất giá” và tăng thu nhập cho người nông dân.
Tác giả bài viết: taylh
Ý kiến bạn đọc