Đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và đời sống sinh hoạt của người dân là nhiệm vụ chính trị quan trọng của ngành điện

Thứ ba - 30/07/2019 23:59 132 564
Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cao, nhưng các dự án nguồn điện trọng điểm theo Quy hoạch không được triển khai đúng tiến độ. Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp với một số đơn vị trực thuộc Bộ để tìm giải pháp về các dự án năng lượng trọng điểm nhằm có lựa chọn thích hợp nhất trong hoàn cảnh hiện nay, giúp khai thông, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư phát triển nguồn điện đảm bảo nguồn cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.
Nhà máy Điện mặt trời nổi trên hồ thủy điện Đa Mi đi vào vận hành tháng 5/2019
Nhà máy Điện mặt trời nổi trên hồ thủy điện Đa Mi đi vào vận hành tháng 5/2019

Theo báo cáo của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thì trong 62 dự án điện trọng điểm được thực hiện, đến nay chỉ có 15 dự án đạt tiến độ, còn 47 dự án chậm, có những dự án chậm tiến độ 3 - 4 năm. Báo cáo của ngành điện thì trong 6 tháng đầu năm 2019, điện thương phẩm tăng trưởng gần 10% so cùng kỳ năm 2018, đặc biệt, do ảnh hưởng của nắng nóng, công suất phụ tải trong tháng 4, 5, 6 của năm 2019 tăng mạnh. Đối với các tháng còn lại của năm 2019, dự kiến nhu cầu điện tiếp tục tăng khoảng 10% so với cùng kỳ. Trước thực trạng trên, Lãnh đạo Bộ Công Thương đưa ra giải pháp là cần phải đẩy nhanh thực hiện dự án năng lượng tái tạo bỡi thời gian thực hiện những dự án này nhanh hơn nhiệt điện; Về trung hạn, cần phải nhanh chóng thúc đẩy tiến độ các dự án đang triển khai. 

 

“Đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống sinh hoạt của người dân là nhiệm vụ chính trị quan trọng của ngành điện. Thủ tướng Chính phủ đã Giao Bộ Công Thương chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, trước nhân dân trong việc đảm bảo cung ứng đủ điện, ổn định và an toàn, …; Giao EVN tiếp tục giữ vai trò trụ cột trong đảm bảo cung ứng đủ điện, … đồng thời tiếp tục hiện đại hóa hệ thống điện, nâng cao ổn định cung ứng điện và giảm thời gian tiếp cận điện năng,…”

(Theo Thông báo số 229/TB-VPCP ngày 05/7/2019 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực).

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo báo cáo tính đến hết tháng 6 năm 2019, cả nước có tổng số 89 nhà máy điện mặt trời đưa vào vận hành phát điện với tổng công suất 4.543,8MW. Số liệu này đã vượt xaso với Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2019 đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 4677/QĐ-BCT ngày 18/12/2018 (Kế hoạch đưa tổng công suất các nhà máy điện mặt trời vào vận hành trong năm 2019 là 1.700,3MW). Sự phát triển bùng nổ của các dựán điện mặt trời trong thời gian qua đã bổ sung kịp thời cho hệ thống điện quốc gia, góp phần đảm bảo cung cấp điện vàgiảm áp lực về nguồn cung của ngành điện; giảm áp lực về việc thu xếp vốn xây dựng các công trình nguồn điện của Chính phủ, các tập đoàn Nhà nước,…Tuy nhiên, khối lượng các nhà máy điện mặt trời tăng nhanh như vậy đặt ra áp lực lớn cho Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong việc điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực; xây dựng hạ tầng lưới điện, hòa lưới các nhà máy tập trung ở một số tỉnh thành trong thời gian ngắn đã gây khó khăn trong vận hành hệ thống điện cũng như giải tỏa công suất của các nguồn điện này.Với hiện trạng cơ sở hạ tầng điện lực hiện có, trong một số thời điểm (buổi trưa các tháng vừa qua), lưới điện truyền tải 500kV - 220kV - 110kV trên địa bàn các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Đắk Nông, Đắk Lắk bị quá tải, ảnh hưởng đến việc vận hành hệ thống điện an toàn, ổn định.

Theo ông Trần Đình Nhân - Tổng giám đốc EVN cho biết, ngành điện xác định việc giải tỏa công suất các dự án năng lượng tái tạo là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Thời gian qua, Tập đoàn đã chỉ đạo quyết liệt các đơn vị trực thuộc đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện. Thời gian tới, rất cần sự chung tay từ Bộ Công Thương, chính quyền các địa phương, chủ đầu tư, EVN,... để tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án lưới điện truyền tải nhằm giải tỏa hết công suất của các nhà máy, bổ sung thêm nguồn điện cho đất nước. 

Nhà máy Điện mặt trời Fujiwara – Bình Định (trên sườn núi Phương Mai - KKT Nhơn Hội)   đi vào vận hành tháng 6/2019

Đối với hạ tầng lưới điện truyền tải trên địa bàn tỉnh Bình Định vẫn đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật để vận hành cung cấp điện an toàn, ổn địnhvà truyền tải công suất các dự án năng lượng tái tạo đã và đang xây dựng. Đến cuối tháng 6 năm 2019, tỉnh Bình Định chỉ có 02 dự án nhà máy điện mặt trời đưa vào vận hành phát điện với tổng công suất 99,5MWp (công suất một chiều)là vẫn còn khiêm tốn so với một số tỉnh khác.Tuy nhiên, để hệ thống truyền tải điện trên địa bàn tỉnh trong tương lai được vận hành an toàn, ổn định và đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện đến các trung tâm phụ tải điện lớn, ngành điện đã và đang triển khai một số dự án điện trọng điểm như: Đường dây 220kV Phước An- Nhơn Hội và Trạm biến áp 220kV Nhơn Hội; Đường dây 220kV Quy Nhơn - Sông Cầu; Trạm biến áp 110kV Cảng Quy Nhơn và đường dây 110kV đấu nối; Trạm biến áp 110kV Canh Vinh (Trạm Becamex Bình Định) và đường dây 110kV đấu nối; Lắp mạch 2 đường dây 110kV Phù Mỹ - An Nhơn,… Với khối lượng lớn các dự án lưới điện truyền tải nêu trên sau khi đi vào vận hành và một số đường dây 110kV, 220kV do các nhà đầu tư xây dựng (từ nhà máy điện đến điểm đấu nối) sẽ đảm bảo giải tỏa công suất các dự án năng lượng tái tạo dự kiến triển khai trong thời gian đến trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, Lãnh đạo Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát, đánh giá lại toàn bộ dự án quan trọng trong Quy hoạch điện VII (Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030), trong đó tập trung các dự án chậm tiến độ hoặc không xác định được tiến độ đồng thời phải xác định được hệ lụy của các dự án này đối với ngành điện, xác định nguyên nhân, hậu quả, để có giải pháp tháo gỡ những vướng mắc kịp thời.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương sớm hoàn thành nội dung nhiệm vụ lập Quy hoạch điện VIII theo hướng xác định rõ mục tiêu phát triển nguồn điện, xác định rõ cơ cấu nguồn điện và phân bổ đầu tư nguồn điện phù hợp với từng khu vực, từng địa phương theo từng giai đoạn, phân định rõ quy hoạch với kế hoạch phát triển điện lực…

Tác giả bài viết: khamtt

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây