Tăng cường phổ biến pháp luật dịp Tết Kỷ Hợi 2019

Thứ năm - 31/01/2019 23:59 129 104
Thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg, ngày 28/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp đảm bảo đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Bộ Tư pháp có Công văn số 208/BTP-PBGDPL, ngày 16/01/2019 về việc tăng cường phổ biến pháp luật dịp Tết Kỷ Hợi 2019 nhằm tiếp tục giáo dục ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật trong cán bộ và nhân dân, kiềm chế đến mức thấp nhất tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật, nhất là tai nạn và vi phạm trật tự, an toàn xã hội do thiếu hiểu biết pháp luật.
Kiểm tra kết hợp tuyên truyền về an toàn thực phẩm.
Kiểm tra kết hợp tuyên truyền về an toàn thực phẩm.

Theo đó, trong phạm vi trách nhiệm quản lý của ngành các đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức quán triệt đầy đủ, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư (Khóa XI) về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư (Khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Công điện của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và Lễ hội xuân 2019.

          Cán bộ, công chức khi thực thi công vụ cần chú trọng phổ biến, vận động cán bộ, nhân dân tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật; tích cực tham gia đấu tranh, phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật. Nội dung phổ biến tập trung và các quy định của pháp luật hình sự, về chống tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, cờ bạc…); không sử dụng rượu bia quá nồng độ cho phép trong dịp Tết; phòng cháy, chữa cháy; quản lý vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; cấm sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, đốt pháo và thả “đèn trời”; trật tự, an toàn giao thông; an toàn thực phẩm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống mê tín dị đoan; bảo vệ môi trường. Nhất là phổ biến quy định pháp luật và công tác đấu tranh, xử lý đối với hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, vận chuyển, sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, tiền giả; phát hiện, xử lý tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, xử lý việc vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo an toàn thực phẩm./.

Tác giả bài viết: thucnt

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây