Tình hình đầu tư cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo của tỉnh Bình Định đến năm2020

Thứ ba - 25/12/2018 23:59 141 177
Nhà nước đang thu hút mọi nguồn lực đầu tư phát triển lưới điện để cung cấp điện với chất lượng bảo đảm tại khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo nhằm tạo điều kiện cho người dân khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được sử dụng điện để sản xuất và phục vụ đời sống.
Thợ lặn kéo cáp ngầm xuyên biển cấp điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho người dân ở các đảo miền Trung (nguồn news.zing.vn)
Thợ lặn kéo cáp ngầm xuyên biển cấp điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho người dân ở các đảo miền Trung (nguồn news.zing.vn)

Với quan điểm là xây dựng chương trình cấp điện nông thôn kết hợp với các chương trình khác có liên quan trên địa bàn nông thôn, miền núi và hải đảo để góp phần trong việc hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Ngày 13/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1740/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu Cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo, giai đoạn 2016 -2020. Mục tiêu của Chương trình là “Cấp điện cho các hộ dân nông thôn, miền núi và hải đảo nhằm tạo động lực xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần thực hiện công bằng, an sinh xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, ổn định chính trị, giữ vững an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biển đảo của Tổ quốc; tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất của người dân khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo”.

Theo Chương trình mục tiêu Cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo, giai đoạn 2016 -2020 đã phê duyệt, trên địa bàn tỉnh Bình Định sẽ được đầu tư với tổng kinh phí khoảng 655 tỷ đồng và do ngành điện làm chủ đầu tư. Trong đó dự án cấp điện ngầm xuyên biển ra xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn khoảng 350 tỷ đồng và các xã còn lại khoảng 305 tỷ đồng (bao gồm các làng chưa có điện lưới của huyện Vân Vanh và Vĩnh Thạnh). Nguồn vốn đầu tư: Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương, Vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn do Tập đoàn Điện lực Việt Nam thu xếp từ các nguồn vốn hợp pháp khác…

Ngoài ra, hàng năm Công ty Điện lực Bình Định cũng đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng bằng nhiều nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW), vốn khấu hao của ngành Điện, vốn vay ngân hàng thương mại,… để cải tạo, sửa chữa nâng cấp lưới điện nông thôn trên địa bàn nhằm đảm bảo chất lượng điện năng cho khách hàng sử dụng điệnđược an toàn, tiết kiệm và hiệu quả. Các Chương trình, dự án này sau khi xây dựng hoàn thành và đưa vào vận hành sử dụng sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho các địa phương phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời góp phần hoàn thành tiêu chí số 4 để thực hiện xâydựng nông thôn mới của địa phương./.

Tác giả bài viết: khamtt

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây