Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của toàn xã hội

Thứ năm - 31/01/2019 23:59 154 1.115
Hiện nay, đang trong giai đoạn mà công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được xã hội quan tâm nhiều nhất, tạo sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Công tác thực thi pháp luật đã đạt được những kết quả bước đầu, góp phần giảm thiểu thiệt hại cho người tiêu dùng. Các doanh nghiệp có ý thức hơn trong việc giải quyết vấn đề khiếu nại về hàng hóa dịch vụ, dẫn đến vị thế người tiêu dùng ngày được nâng lên.
Đại hội Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Bình Định lần thứ VI, nhiệm kỳ 2018-2023
Đại hội Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Bình Định lần thứ VI, nhiệm kỳ 2018-2023

Từ khi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 17-11-2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-07-2011. Trong cơ chế thị trường, sự ra đời của Luật là một bước ngoặt quan trọng trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở nước ta. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật: Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27-10-2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13-01-2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15-11-2013 quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong thời gian qua.

Mặc dù Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản liên quan đã được tuyên truyền rộng rãi nhưng vẫn còn nhiều người tiêu dùng chưa nhận biết đầy đủ về quyền lợi của mìnhđược pháp luật bảo vệ khi đi mua sắm, tiêu dùng. Người tiêu dùng hiện nay chưa thực sự quan tâm đến việc kiểm tra, xem xét các giấy tờ liên quan đến hàng hóa trước khi mua sắm, nhận hàng. Bởi vậy khi sự cố xảy ra không có cơ sở để giải quyết, nhiều người tiêu dùng bị xâm phạm quyền lợi nhưng không biết phải làm gì nên chỉ im lặng chấp nhận.

Trước thực trạng này, Sở Công Thương đã phối hợp với Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tỉnh và các sở, ngành liên quan thường xuyên tổ chức Gian hàng giới thiệu so sánh hàng giả, hàng thật và tư vấn sản phẩm dịch vụ tại các Hội chợ triển lãm thương mại nhằm hướng dẫn người tiêu dùng phương pháp để bảo vệ quyền lợi của mình sau khi bị xâm hại; tổ chức trang bị cân đối chứng tại chợ loại I trên địa bàn tỉnh nhằm giúp người tiêu dùng tránh trường hợp mua hàng thiếu định lượng; xây dựng phóng sự về công tác bảo vệ người tiêu dùng phản ảnh tình trạng sản xuất kinh doanh hàng hóa không đảm bảo chất lượng, hướng dẫn tổ chức các nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ cần phải đáp ứng các điều kiện trong sản xuất kinh doanh, đồng thời tôn vinh, giới thiệu đến người tiêu dùng những sản phẩm đảm bảo chất lượng uy tín trên thị trường; tổ chức Hội nghị nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,..Bên cạnh đó, lực lượng quản lý thị trường tỉnh cũng đã tích cực kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…. Trong năm 2018, lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra 1.638 vụ về sản xuất, kinh doanh, buôn bán hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm…, số vụ vi phạm là 943 vụ, xử lý 948 vụ (năm 2017 chuyển xử lý 04 vụ).Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nướclà trên 2.5 tỷ đồng.

Hiện nay, đang trong giai đoạn mà công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được xã hội quan tâm nhiều nhất, tạo sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Công tác thực thi pháp luật đã đạt được những kết quả bước đầu, góp phần giảm thiểu thiệt hại cho người tiêu dùng. Các doanh nghiệp có ý thức hơn trong việc giải quyết vấn đề khiếu nại về hàng hóa dịch vụ, dẫn đến vị thế người tiêu dùng ngày được nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn còn những hạn chế nhất định. Cụ thể, pháp luật vẫn còn những điểm bất cập, chưa thực sự là công cụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một cách hữu hiệu;hiểu biết pháp luật của doanh nghiệp và người tiêu dùng còn hạn chế;kết quả đấu tranh ngăn chặn những hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng chưa thực sự quyết liệt;quyền lợi người tiêu dùng vẫn còn bị thách thức;vai trò của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được pháp luật thừa nhận nhưng sự quan tâm, tạo điều kiện hoạt động còn nhiều hạn chế.

Hoạt động của Hội bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tỉnh trong thời gian qua tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa theo kịp với những diễn biến phức tạp của các vi phạm pháp luật liên quan đến người tiêu dùng; công tác nhân sự của Hội thời gian qua có sự thay đổi làm ảnh hưởng phần nào đến hoạt động và hiệu quả của Hội. Ngày 27/12/2018 vừa qua, Đại hội Đại biểu Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2018 - 2023 đã diễn ra tại thành phố Quy Nhơn. Đại hội đã bầu ra BCH Hội gồm 17 đồng chí, Ban Thường trực gồm 05 đồng chí, trong đó đồng chí Nguyễn Thanh Sơn làm Chủ tịch Hội. Trong thời gian tới Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh phát huy vai trò, vị trí của Hội theo chương trình hoạt động đã đề ra. Vận động các tổ chức, đoàn thể, cá nhân tâm huyết gia nhập hội, từ đó mở rộng hoạt động, nâng cao chất lượng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người tiêu dùng trong việc nắm bắt, khiếu nại những hành vi gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng; chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan chức năng để sớm tiếp nhận, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm,...

Để triển khai thực hiện tốt công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời gian đến, cần có những giải pháp triển khai một cách đồng bộ như sau:

Một là,thường xuyên tổ chức các hoạt động vì quyền của người tiêu dùng

Hai là,đào tạo phát triển nguồn nhân lực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Ba là,tăng cường công tácphối hợp,kiểm tra chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng.

Bốn là,xây dựng Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh

Năm là, thành lập các tổ chức hòa giải

Tác giả bài viết: haodd

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây