Một số giải pháp phát triển ngành Công Thương năm 2019

Thứ năm - 31/01/2019 23:59 158 372
Năm 2019, dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi nhẹ và tiềm ẩn nhiều rủi ro nên mức tăng trưởng không cao hơn nhiều so với năm 2018. Trong nước, việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong SXKD, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu trong những năm qua tiếp tục phát huy tác dụng trong năm 2019, nhất là giá xăng dầu và lãi suất đã giảm, làm khơi thông nguồn vốn, kích thích tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất.
Sở Công Thương Bình Định tiếp và làm việc với Sở Công Thương các tỉnh Nam Lào về tình hình hợp tác phát triển công nghiệp thương mại giữa các tỉnh  ngày 14/5/2018 (ảnh TK)
Sở Công Thương Bình Định tiếp và làm việc với Sở Công Thương các tỉnh Nam Lào về tình hình hợp tác phát triển công nghiệp thương mại giữa các tỉnh ngày 14/5/2018 (ảnh TK)

Tuy nhiên, nền kinh tế chưa thực sự ổn định, SXCN chưa thể tăng trưởng nhanh trong ngắn hạn. Trong tỉnh, hoạt động SXCN tiếp tục gặp nhiều khó khăn như: công tác đền bù, GPMB, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các K-CCN vẫn còn chậm so với nhu cầu; công tác xúc tiến đầu tư vào các K-CCN tuy được chú trọng nhưng vẫn chưa xuất hiện dự án động lực đi vào hoạt động; SXCN có chất lượng tăng trưởng thấp, sản xuất chủ yếu gia công nên hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp; DN tiếp tục đối mặt với các khó khăn do thiếu nguyên liệu phục vụ chế biến, thiếu lao động kỹ thuật, sức mua của thị trường xuất khẩu truyền thống còn chậm, thị trường xuất khẩu mới chưa nhiều, giá cả nguyên vật liệu chưa có xu hướng giảm…

Ông Ngô Văn Tổng - GĐ Sở Công Thương phát biểu tại Hội nghị tổng kết ngành Công Thương năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019

Thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 với phương châm hành động “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bức phá, hiệu quả”, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, ngành Công Thương phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 như sau:

- Chỉ số SXCN tăng từ 8,8% đến 9%;

- Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 870 triệu USD, tăng 8,8% so với năm 2018; Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 400 triệu USD, tăng 10,5% so với năm 2018;

- Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2019 ước đạt 71.976,5 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2018.

Để đạt các mục tiêu nêu trên, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các chương trình, giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về giá trị gia tăng phù hợp với từng thị trường tiêu thụ đặc thù của từng ngành... Trong năm 2019, ngành Công Thương ra sức khắc phục những khó khăn, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm qua, tập trung tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại như sau:

 

Giải pháp về phát triển Công nghiệp

- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo; trong đó tập trung nâng cao chất lượng tham mưu, đề xuất các biện pháp, giải pháp để thúc đẩy SXCN, đặc biệt theo dõi, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để kịp thời phản ánh, đề xuất giải pháp tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho SXKD, hỗ trợ thị trường.

- Tiếp tục tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về phát triển CN-TTCN và Làng nghề giai đoạn 2016 – 2020, trong đó chú trọng đến các nhiệm vụ của năm 2019 để hoàn thành, tập trung vào 7 chương trình lớn của Kế hoạch. Nâng cao chất lượng quản lý, thực hiện các quy hoạch làm cơ sở cho phát triển Công nghiệp, nhất là Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp; Quy hoạch phát triển CCN đã được điều chỉnh bổ sung tại Quyết định số 4501/QĐ-UBND ngày 19/11/2018 của UBND tỉnh; Quy hoạch phát triển làng nghề TTCN. 

- Tập trung chỉ đạo các nhà máy sản xuất đang hoạt động, cũng như các nhà máy đưa vào hoạt động sản xuất trong năm 2018 đạt tối đa công suất thiết kế, tăng khoảng 7 điểm %. Trong đó tập trung vào các nhà máy thép Hoa Sen – Nhơn Hội  giai đoạn 2 (công suất 200.000 tấn SP/năm),  nhà máy ống nhựa Hoa Sen (12.000 tấn SP/năm), các nhà máy chế biến thức ăn gia súc, các nhà máy đầu tư nâng công suất (Sữa, bia...).

 - Tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo tiến độ cho các dự án đang xây dựng nhà máy hoàn thành và đưa vào hoạt động trong năm 2019, tạo ra giá trị mới, phát huy giá trị SXCN tăng 2 điểm %. Tập trung vào các dự án: Nhà máy sản xuất dược phẩm Bidiphar công nghệ cao (công suất 125,6 tấn sản phẩm/năm, vốn đầu tư 300 tỷ đồng); Nhà máy phân bón Nhật Nam (50.000 tấn NPK/năm, VĐT 165 tỷ đồng); Nhà máy sản xuất chế phẩm sinh học chiết xuất từ cá biển (VĐT 150 tỷ đồng); Nhà máy gỗ Vĩnh Thịnh (VĐT 124 tỷ đồng); Nhà máy sản xuất thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng Bitechphar (công suất 2.726 tấn sản phẩm/năm, vốn đầu tư 120 tỷ đồng); Nhà máy sản xuất hàng may kết hợp đồ gỗ tinh chế xuất khẩu ECO (VĐT 56,9 tỷ đồng); Nhà máy nội thất gỗ Seldat Việt Nam (VĐT 35 tỷ đồng) và các Nhà máy Điện từ năng lượng gió, năng lượng mặt trời…

- Phối hợp các sở, ngành liên quan để lựa chọn, thu hút đầu tư các dự án tạo ra giá trị sản xuất lớn, có hàm lượng khoa học công nghệ cao, ưu tiên các dự án đầu tư chế biến sâu, có đóng góp lớn cho Ngân sách.

- Tăng cường phối hợp các sở, ngành, UBND cấp huyện về quản lý, giải quyết các thủ tục triển khai đầu tư vào cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo cơ chế một cửa, một của liên thông được quy định tại Thông tư số 15/2017/TT-BCT và Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển CCN. Phối hợp các huyện, thị xã, thành phố rà soát, đôn đốc việc triển khai thực hiện đầu tư hạ tầng các CCN nhằm đáp ứng mặt bằng cho các DN; phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức triển khai chính sách khuyến khích đầu tư hạ tầng CCN.

- Đảm bảo cung ứng điện cho hoạt động SXKD của các doanh nghiệp, sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; Đôn đốc các đơn vị quản lý, kinh doanh điện nông thôn có kế hoạch đầu tư lưới điện nông thôn đến năm 2020 đáp ứng được Tiêu chí số 4 về điện nông thôn theo hướng dẫn của Bộ Công Thương tại Quyết định số 10826/QĐ-BCT ngày 08/10/2015.

- Nghiên cứu đề xuất những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, tham mưu đề xuất đơn giản hóa các thủ tục thành lập, tạo điều kiện tiếp cận mặt bằng sản xuất, thông tin, nguồn vốn... Định kỳ làm việc, tiếp xúc với các doanh nghiệp nhằm nắm bắt các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh để kịp thời tháo gỡ, giải quyết. Triển khai thực hiện Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 23/10/2018 của UBND tỉnh về thi hành Luật Hỗ trợdoanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Giải pháp về Thương mại

- Tiếp tục triển khai, hướng dẫn thực hiện và quản lý tốt QH phát triển thương mại đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035; QH hệ thống bán buôn, bán lẻ của tỉnh; các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển thương mại.Tăng cường công tác QLNN về thương mại, tổ chức, quản lý tốt các kênh lưu thông hàng hóa; theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường, giá cả, cung cầu hàng hóa trên địa bàn tỉnh, tạo mọi điều kiện để hàng hóa lưu thông thông suốt phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phân tích, dự báo, theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường trong nước và trong tỉnh, các yếu tố tác động đến giá cả hàng hóa; đặc biệt triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa đảm bảo cân đối cung cầu, triển khai các chương trình bình ổn thị trường vào các tháng cuối năm và trong dịp Tết Nguyên đán 2019; kịp thời đề xuất những giải pháp khi thị trường có biến động bất ổn, không để xây ra thiếu hàng, sốt giá.

- Kêu gọi đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thương mại đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa của các thành phần kinh tế. Đặc biệt chú trọng ưu tiên nâng cấp, đầu tư xây dựng mới một số chợ nông thôn, miền núi, hải đảo, chợ ở những địa bàn trọng điểm kinh tế của tỉnh.

- Tiếp tục thực hiện chủ trương vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị; mờigọi DN tham gia và tổ chức Chương trình đưa hàng về nông thôn trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác XTTM nhằm hỗ trợ DN củng cố, phát triển thị trường truyền thống, tìm kiếm thị trường mới thông qua các hiệp định FTA; thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ XTTM của tỉnh và các Bộ ngành Trung ương, tạo điều kiện các DN tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và nước ngoài; đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử nhằm hỗ trợ các DN ứng dụng có hiệu quả phương thức kinh doanh. 

- Tiếp tục thực hiện Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu từ nông lâm, thủy sản xuất khẩu đến năm 2020; Đề án phát triển hàng xuất khẩu đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

- Thường xuyên đi sâu sát cơ sở, kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, giải quyết hoặc đề xuất cho UBND tỉnh, các ngành giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN sản xuất, xuất khẩu và lưu thông hàng hóa.

Tác giả bài viết: tongnv

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây