Ban Kinh tế Trung ương và Chính phủ lần đầu tiên tổ chức “Diễn đàn cấp cao về năng lượng Việt Nam 2020”

Thứ ba - 21/07/2020 23:59 129 104
Sáng ngày 22/7/2020, “Diễn đàn cấp cao năng lượng Việt Nam 2020” do Ban Kinh tế Trung ương và Chính phủ lần đầu được tổ chức Hội nghị tại Hà Nội. Hội nghị được trực tuyến đến các điểm cầu địa phương và các đại biểu quốc tế. Sự kiện nhằm triển khai Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Quang cảnh Hội nghị “Diễn đàn cấp cao về năng lượng Việt Nam 2020”
Quang cảnh Hội nghị “Diễn đàn cấp cao về năng lượng Việt Nam 2020”

Các cơ quan tham gia và phối hợp tổ chức Hội nghị bao gồm Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Liên minh Châu Âu (EU), Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ). Ban tổ chức kỳ vọng đây là một trong những chương trình góp phần tạo sự phát triển đột phá cho ngành năng lượng Việt Nam trong thời gian tới.

Hội nghị phiên toàn thể trong khuôn khổ “Diễn đàn cấp cao năng lượng Việt Nam 2020” được trực tuyến đến các địa phương. Điểm cầu tỉnh Bình Định được tổ chức trực tuyến tại Văn phòng Tỉnh ủy với sự tham dự của đồng chí Nguyễn Phi Long - Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh (Chủ trì); Đại diện Thường trực HĐND tỉnh, Lãnh đạo Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh; Đại diện Lãnh đạo các sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Khoa hoạc và Công nghệ, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh; Đại diện Lãnh đạo UBND các huyện: Phù Cát, Tây Sơn, Phù Mỹ và Vĩnh Thạnh; Đại diện Lãnh đạo Công ty Điện lực Bình Định và các doanh nghiệp đầu tư dự án năng lượng tái tạo tại Bình Định.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Nguyễn Văn Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khẳng định: Năng lượng là ngành kinh tế - kỹ thuật giữ vai trò trọng yếu và có tính tiên phong, làm nền tảng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Phát triển năng lượng là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, phát triển năng lượng còn gắn chặt chẽ với những hoạt động về chính trị - ngoại giao, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.

Theo đánh giá của các chuyên gia và doanh nghiệp, Nghị quyết 55-NQ/TWcủa Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam và bảo đảm an ninh năng lượng là nét đột phá, xác định được chính xác vấn đề của năng lượng Việt Nam hiện nay và đưa ra những giải pháp rất thiết thực nhằm đầu tư vào ngành năng lượng trong 10 năm, 20 năm tới. Tại Nghị quyết này, Bộ Chính trị đã đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo rất toàn diện và sâu sắc.

Diễn đàn này được đánh giá là sự kiện uy tín nhất ngành năng lượng Việt Nam năm 2020, đã thu hút sự tham dự tới từ các cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng về kinh tế - xã hội, cơ quan quản lý Nhà nước, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức, chuyên gia trong nước cũng như quốc tế trong lĩnh vực năng lượng.

Chương trình Hội nghị bao gồm 01 phiên toàn thể Diễn đàn Cấp cao, 04 phiên Hội thảo Chuyên đề và 01 triển lãm về các mô hình, công nghệ năng lượng hiện đại tổ chức tại Hà Nội.

- Chuyên đề 1 với chủ đề: “Chuyển dịch cơ cấu năng lượng gắn với phát triển hạ tầng năng lượng bền vững trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

- Chuyên đề 2 với chủ đề: “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho phát triển bền vững năng lượng Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

- Chuyên đề 3 với chủ đề: “Phát triển điện gió trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

- Chuyên đề 4 với chủ đề: “Phát triển năng lượng mặt trời và các dạng năng lượng mới trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm tình đến 2045”./.

Tác giả bài viết: khamtt

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây