Một số giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp năm 2021

Chủ nhật - 31/01/2021 23:59 150 55
Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 kết hợp với tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, khó khăn trong thu hút đầu tư, nhất là thu hút các dự án công nghiệp lớn; một số dự án trọng điểm triển khai chậm nhưng với sự cố gắng của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp,hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh tiếp tục tăngtrưởng trên đà tăng của năm 2019, góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 48.104 tỷ đồng, tăng 6,83%; chỉ số sản xuất công nghiệptăng 5,32% (tăng cao nhất trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung)và tăng cao hơn cả nước 3,36%, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,9%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 35,24%; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,52%; riêng công nghiệp khai khoáng giảm 3,43%.

Bước sang năm 2021, là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 - 2025, là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo đà thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức; tình hình chính trị, kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều bất trắc, khó lường;nguy cơ dịch bệnh Covid-19 vẫn luôn thường trực; quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ, nguồn lực đầu tư còn hạn chế; dự án công nghiệp chuẩn bị đầu tư phát huy giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn sau không nhiều; chất lượng tăng trưởng công nghiệp, năng suất lao động và sức cạnh tranh thấp; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp,... sẽ ảnh hướng đến sự phát triển công nghiệp của tỉnh nhà… Để thực hiện đạt mục tiêu, nhiệm vụ phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong năm 2021 với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7-7,5%so với năm 2020, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021,cần tập trung tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

Triển khai có hiệu quả Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 - 2025, trong đó tập trung thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ của năm 2021, nhất là 6 nhiệm vụ, giải pháp lớn của Chương trình: (1) Tăng cường công tác quy hoạch, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển công nghiệp; (2) Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, hỗ trợ phát triển thị trường; (3) Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp và làng nghề; (4) Tăng cường hoạt động khoa học công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (5) Quan tâm công tác bảo vệ môi trường; (6) Huy động các nguồn vốn đầu tư.

Tiếp tục tổ chức tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp sản xuất công nghiệp; tổ chức làm việc với các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành nghề để nắm bắt, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Chủ động phối hợp theo dõi tình hình của các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, các dự án công nghiệp đã và đang đầu tư, xây dựng để kịp thời đề xuất giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất và đầu tư. Quan tâm hỗ trợ các nhà máy sản xuất đang hoạt động, cũng như các nhà máy đưa vào hoạt động sản xuất năm 2020, năm 2021 phát huy công suất,tạo giá trị mới về sản xuất công nghiệp trong năm. Trọng tâm là dự án Nhà máy (NM) điện mặt trời Phù Mỹ 1, Phù Mỹ 2 và Phù Mỹ 3 (330 MWp);NMđiện mặt trời Đầm Trà Ổ (50 MWp); NM điện mặt trời Mỹ Hiệp (50 MWp); NM nước giải khát Tingco Bình Định (175.2 triệu lít nước giải khát/năm và 36.500 tấn sản phẩm đóng hộp/năm ); NM phân bón Nhật Nam (50.000 tấn sản phẩm/năm); NM sản xuất hàng nội thất xuất khẩu - Công ty CP Kỹ nghệ Gỗ Tiến Đạt (2,2 triệu sản phẩm/năm); NM sản xuất dược phẩm Bidiphar công nghệ cao (125,6 tấn sản phẩm/năm); NM sản xuất dược phẩm Bidiphar Betalactam (19 tấn dược phẩm/năm); NM sản xuất thức ăn chăn nuôi Japfa Comfeed (180.000 tấn/năm dự án nâng công suất NM Sữa Bình Định (từ 180.000 lên 252.000 tấn sản phẩm /năm)…

Hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại và triển khai các hoạt động hỗ trợ kết nối doanh nghiệp theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; kết nối với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, định hướng gắn kết đến thị trường quốc tế. Phát huy vai trò của các Hiệp hội ngành nghề là cầu nối, giới thiệu, liên kết hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp thương mại và nhà sản xuất; giới thiệu quảng bá sản phẩm hàng hóa tham gia vào chuỗi cung cấp hàng hóa của các nhà phân phối, các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi...Tiếp tục thông tin tuyên truyền, phổ biến các Hiệp định thương mại tự do, nhất là CPTPP, EVFTA, UKVFTA…cho các doanh nghiệp để chủ động tìm kiếm mở rộng phát triển thị trường.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về cụm công nghiệp (CCN); thực hiện có hiệu quả Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2015, Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020 và Thông tư số 28/2020/TT-BCT ngày 16/11/2020 về quản lý, phát triển CCN; Quyết định số 22/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp quản lý CCN trên địa bàn tỉnh. Theo dõi, khảo sát, nắm bắt tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật các CCN tháo gỡ khó khăn và đôn đốc các chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng và nâng cao hiệu quả hoạt động các CCN trên địa bàn tỉnh để tạo điều kiện về mặt trong thu hút đầu tư, nhất là các CCN đang đầu tư xây dựng dở dang. Khuyến khích, hỗ trợ thủ tục pháp lý, mời gọi các doanh nghiệpcó năng lực tài chính đầu tư xây dựng hạ tầng các CCN, đáp ứng các điều kiện tiếp nhận các dự án sản xuất công nghiệp vào hoạt động; hỗ trợ các CCN đáp ứng đủ điều kiện thực hiện hồ sơ đề nghị hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng CCN theo quy định.Đề xuất phát triển một CCN chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ để ưu tiên phát triển.

Đảm bảo cung ứng điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, nhất là những tháng khô hạn kéo dài. Thực hiện giám sát việc cung cấp điện của Tổng Công ty Điện lực miền Trung, Công ty Điện lực Bình Định, đơn vị phân phối và bán lẻ điện tại địa phương theo quy định. Tiến hành lập danh sách khách hàng sử dụng điện quan trọng trên địa bàn tỉnh năm 2021 để có phương án cung ứng điện ổn định. Triển khai có hiệu quả quy hoạch phát triển điện lực tỉnh giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035; triển khai việc thực hiện dán nhãn năng lượng theo Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg. Tiếp tục tham mưu thực hiện tốt Thông tư số 24/2016/TT-BCT và số 42/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng.

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ tác nghiệp các cấp, các ngành và các cơ sở công nghiệp nông thôn về hoạt động khuyến công; Phối hợp các huyện, thị xã, thành phố, các sở ngành có liên quan triển khai thực hiện các đề án khuyến công năm 2021 có hiệu quả và phấn đầu hoàn thành kế hoạch vốn khuyến côngđã phân bổ; đề xuất, đăng ký kế hoạch khuyến công năm 2022; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá để đẩy mạnh các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh…

Tác giả bài viết: hanhnt

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây