Các giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp gắn với mở rộng, nâng cao hiệu quả các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Thứ ba - 02/02/2021 23:59 162 109
Thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của UBND tỉnhgiai đoạn2016-2020, trong thời gian qua,ngành Công Thương đã bám sát quan điểm chỉ đạo, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về phát triển công nghiệp, vận dụng các chính sách và biện pháp tổng hợpđể tham mưu Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh..., vì vậy, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề có bước phát triển, cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch đúng hướng, bình quân giai đoạn 2016-2020 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 9,2%/năm, giá trị gia tăng công nghiệp tăng 9,6%/năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp trong GRDP từ 16,9% năm 2015 tăng lên 21,9% năm 2020. Một số ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế tiếp tục được đầu tư, hoạt động hiệu quả và có bước phát triển khá như chế biến đồ gỗ, đá ốp lát, thực phẩm, sản xuất hàng may mặc, dược phẩm, cơ khí, năng lượng tái tạo… góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp trong 05 năm đạt 3,84 tỷ USD, chiếm 93% so tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh…đã góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị và trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghềvẫn còn một số hạn chế, yếu kém như giá trị sản xuất công nghiệp, chỉ số sản xuất công nghiệp, thu hút vốn đầu tư công nghiệp vào khu kinh tế, khu công nghiệp và số lượng làng nghề được công nhận đạt tiêu chí hiện hành không đạt chỉ tiêu đã đề ra. Vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp và làng nghề còn thấp, khả năng huy động vốn từ doanh nghiệp còn ít, chưa đáp ứng yêu cầu về cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp.Chất lượng các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp còn thấp,phần lớn chậm tiến độ hoặc dừng triển khai, bị thu hồi; các lĩnh vực cần thu hút còn ít dự án, chưa thu hút được dự án lớn mang tính động lực phát triển công nghiệp tỉnh nhà. Một số cụm công nghiệp, làng nghề xử lý môi trường còn chưa tốt gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân…

Để thực hiện phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp gắn với mở rộng, nâng cao hiệu quả các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh đến năm 2025: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp - xây dựng trong GRDP bình quân hàng năm tăng 9,5-10,2%; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GRDP đến năm 2025 đạt 32,1%; trong đó, riêng công nghiệp đạt 26%; tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2021-2025 đạt trên 6 tỷ USD, phát triển công nghiệp là một trong 5 trụ cột tăng trưởng,trong thời gian tới, Sở Công Thương tập trung tham mưu triển khai thực hiện đồng bộ và có hiệu quả một số nhóm giải pháp, biện pháp chủ yếu sau đây:

1. Giải pháp về quy hoạch, chính sách: Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy, Kế hoạch của UBND tỉnh về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Bình Định đến năm 2030; xây dựng, hoàn thiện và triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Tăng cường quản lý, thực hiện có hiệu quả Quy hoạch đảm bảo phát triển đúng định hướng. Điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo với hàm lượng khoa học công nghệ cao, tăng tỷ lệ nội địa hóa; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp xanh, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0, tạo nguồn thu cho ngân sách, suất đầu tư trên một đơn vị diện tích lớn; không thu hút các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, công nghệ lạc hậu… Sớm ban hành và tổ chức triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư các dự án xử lý chất thải và thu gom chất thải trên địa bàn tỉnh; chính sách khuyến khích đầu tư, xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp; chính sách phát triển khoa học và công nghệ; chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường hoặc nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong làng nghề, khu dân cư di dời vào cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh…

2. Giải pháp về xúc tiến đầu tư và thị trường: Tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài khi dòng vốn đầu tư có xu hướng dịch chuyển sang các nước khác (trong đó có Việt Nam) sau đại dịch Covid-19 và căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn; đẩy mạnh vận động và xúc tiến đầu tư theo hướng thu hút các tập đoàn, tổng công ty có tiềm lực về vốn, công nghệ tiên tiến, thương hiệu mạnh...; đầu tư vào các ngành nghề trọng yếu như: công nghiệp nền tảng, công nghiệp xanh, công nghiệp hỗ trợ... Kết hợp nhiều trình độ công nghệ, ưu tiên công nghệ cao, công nghệ sạch, tiêu tốn ít tài nguyên nước và năng lượng. Thực hiện rà soát, cập nhật và công khai minh bạch các chính sách có liên quan thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp; các vấn đề liên quan đến giá thuê đất, phí hạ tầng dùng chung, chi phí giải phóng mặt bằng, vốn ứng trước của doanh nghiệp... Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, sản xuất công nghiệp theo hướng tinh gọn, đảm bảo theo quy định của pháp luật; đồng thời hạn chế cấp phép đầu tư xây dựng mới các nhà máy sản xuất ở bên ngoài các khu, cụm công nghiệp.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP; Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu - EVFTA... Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, các chương trình kết nối cung cầu hàng hóa, các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hàng năm xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, phổ biến về pháp luật, hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, các rào cản kỹ thuật, các tình huống tranh chấp thương mại… tập trung vào các ngành thế mạnh của tỉnh. Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo tác động và nguy cơ của những yếu tố bên ngoài đến tình hình tiêu thụ hàng hóa để kịp thời định hướng thị trường cho doanh nghiệp. Tiếp tục tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm mang tính đặc thù, sản phẩm có thế mạnh của tỉnh nhằm nâng cáo giá trị thương phẩm và khả năng cạnh tranh. Hướng dẫn, hỗ trợ cơ sở, doanh nghiệp thực hiện các nội dung nhằm bảo hộ sản phẩm như đăng ký chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu, kiểu dáng hàng hóa, bằng sáng chế; xây dựng thương hiệu, nhất là các sản phẩm làng nghề. Thực hiện khuyến khích và nhân rộng các mô hình sản xuất sạch, an toàn; công khai danh tính các đơn vị vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ sở kinh doanh trái phép trên các phương tiện truyền thông.

3. Giải pháp về đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp và làng nghề: Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng, đưa vào hoạt động các khu, cụm công nghiệp, làng nghề theo quy hoạch, nhất là dự án Khu công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ Becamex - Bình Định. Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng và nâng cao hiệu quả hoạt động các khu, cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn tỉnh để tạo điều kiện về mặt bằng sạch thuận lợi trong thu hút đầu tư. Chỉ đạo rà soát, phân loại và xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp trên địa bàn đến năm 2025 và đề ra các giải pháp quản lý phù hợp với Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 07/4/2017 của Tỉnh ủy. Khuyến khích, tăng cường thu hút các doanh nghiệp có năng lực tài chính đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp, đáp ứng các điều kiện tiếp nhận các dự án sản xuất công nghiệp vào hoạt động. Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp, tu sửa hạ tầng kỹ thuật bên ngoài để kết nối đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp, ưu tiên đầu tư các tuyến đường vào cụm công nghiệp. Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật làng nghề.

4. Giải pháp về khoa học công nghệ và nhân lực: Tổ chức các hoạt động tư vấn về chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất tập trung vào các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh. Tiếp tục triển khai một số dự án khoa học và công nghệ có quy mô lớn, có tác động mạnh mẽ đến năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trọng điểm của tỉnh. Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công. Tiếp tục thực hiện sắp xếp mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh phù hợp với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực. Đẩy mạnh việc xây dựng và đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo nghề trong sản xuất và dịch vụ; khuyến khích, thúc đẩy gắn kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp để ứng dụng nhanh kết quả nghiên cứu vào phục vụ sản xuất kinh doanh.

5. Giải pháp về bảo vệ môi trường: Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn đầu tư xây dựng hạ tầng xử lý môi trường tập trung và kiểm soát các cơ sở sản xuất thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Kiên quyết xử lý theo quy định các cơ sở vi phạm Luật Bảo vệ môi trường. Chỉ đạo cơ quan có chức năng tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở thực hiện quy định về bảo vệ môi trường, phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường.

6. Giải pháp về vốn: Tập trung huy động nguồn lực nhà đầu tư để đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp và làng nghề. Xác định nguồn vốn ngân sách đầu tư chủ yếu là vốn khuyến khích, tạo động lực thu hút các nguồn vốn khác cho phát triển công nghiệp, tương xứng với vai trò, vị trí và đáp ứng cho tốc độ tăng trưởng của ngành, đảm bảo thực hiện các mục tiêu của Chương trình hành động. Ưu tiên vốn ngân sách đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp và làng nghề có diện tích nhỏ tại địa bàn đặc biệt khó khăn và hạ tầng kỹ thuật bên ngoài các khu, cụm công nghiệp để kết nối đồng bộ. Cần tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của trung ương; có chính sách huy động các nguồn lực khác, kể cả xã hội hóa nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, cá nhân, vốn của nước ngoài đầu tư phát triển công nghiệp. Tăng cường huy động các nguồn vốn thông qua thu hút đầu tư trực tiếp, hợp tác, liên kết, liên doanh của các tập đoàn, các công ty lớn, các ngành và các thành phố lớn trong cả nước. Sử dụng các công cụ huy động vốn mới trên thị trường tài chính, thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ. Áp dụng việc đầu tư trực tiếp từ các tổ chức ngân hàng, bảo hiểm... vào công nghiệp như một thành viên góp vốn.

Dưới sự lãnh, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh, ngành CôngThương tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa nội lực, tranh thủ tối đa ngoại lực, thúc đẩy công nghiệp phát triển gắn với mở rộng, nâng cao hiệu quả các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộtỉnhlần thứ XX đã đề ra, đưa nền kinh tế của tỉnh Bình Định phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Tác giả bài viết: hungvm

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây