Năm 2020, trong bối cảnh dịch Covid-19 trên toàn cầu diễn biến phức tạp, nền kinh tế trong nước hoạt động trong điều kiện kiểm soát dịch chặt chẽ, kết hợp với tình hình thời tiết diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, ngoài sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, FPA Bình Định đã thể hiện rõ vai trò làm cầunối các DN cùng ngành hàng liên kết, hỗ trợ nhau trong hoạt động SXKD để cùng phát triển... Kết quả chỉ số SXCN ngành chế biến gỗ tăng 10%, KNXK đạt 540 triệu USD, tăng 14% so cùng kỳ (nếu tính cả sản phẩm nhựa đan, hàng giả mây đạt 655 triệu USD). Trong đó, đóng góp của các DN hội viên chiếm tỷ lệ khá cao, gần 75% giá trị toàn ngành gỗ. Sự phát triển của ngành chế biến lâm sản đã góp phần đáng kế vào hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch phát triển công nghiệp, thương mại năm 2020 của ngành Công Thươngvới chỉ số SXCN tăng 5,32% (tăng cao nhất trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung) và tăng cao hơn cả nước 3,36%, KNXK đạt 1.060 triệu USD, tăng 14,8% và lần đầu tiên vượt mốc 01 tỷ USD.
Kết quả đạt được trong năm 2020 tiếp tục khẳng định vai trò của FPA Bình Định, nhất là sự lãnh đạo, điều hành hoạt động của BCH Hiệp hội trong các mặt công tác: xây dựng, phổ biến các chính sách của Trung ương và địa phương;các quy định, rào cản kỹ thuật thương mại quốc tế,triển khai thực hiện các giải pháp hiệu quả để đẩy mạnh SXKDngành gỗ, tạo sự liên kết, hợp tác thực sự giữa nhà cung cấp nguyên liệu, nhà sản xuất và khách hàng cho các hội viên.
FPA Bình Định đang thực hiện nghi lễ giỗ tổ ngành Gỗ
Đặc biệt, Hiệp hội đã tạo được tiếng nói chung trong việc phản ảnh các khó khăn, vướng mắc của ngành, của từng DN hội viên, từ đó đề xuất, kiến nghị các cấp, ngành giải quyết như: chính sách miễn, giãn thuế; gia hạn thời gian nộp thuế; hỗ trợ tín dụng; miễn thuế suất thuế xuất khẩu dăm gỗ; đề xuất giải pháp chống gian lận thương mại, chống bán phá giá, đảm bảo nguồn điện hoạt động… Tăng cường quảng bá hình ảnh sản phẩm của Hiệp hội qua nhiều buổi diễn đàn, hội nghị, hội thảo, kênh thông tin truyền thông, Website, Sàn giao dịch thương mại điện tử chuyên ngành đồ gỗ...
Về công tác tổ chức, BCH Hiệp hội đã tổ chức sinh hoạt BCH đúng quy định; làm tốt công tác phát triển hội viên mới... trong năm đã kết nạp thêm 7 hội viên, nâng tổng số hội viên lên 115 và được Lãnh đạo các cấp, các ngành đánh giá cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội.
Với mục tiêu năm 2021, ngành chế biến gỗ và lâm sản phấn đấu KNXK đạt 595 triệu USD, tăng 10,2%. Để góp phần đạt được mục tiêu nêu trên, trong năm nay, FPA Bình Định đã xác định các chương trình hành động sau:
- Hiệp hội tích cực tham mưu xây dựng chính sách phát triển ngành dựa trên thông tin phản ảnh chính xác, kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh của Hội viên, nghiên cứu phân tích đánh giá tình hình thị trường thông qua các kênh hợp tác với các Hiệp hội bạn, các tổ chức trong nước và quốc tế nhằm chủ động đề xuất các giải pháp tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho ngành gỗ; Phối hợp Sở Công Thương tiếp tục thực hiện “Đề án Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2035”.
- Tập trung công tác chuẩn bị về nhân sự và văn kiện tiến hành tổ chức Đại hội Hiệp hội lần thứ VI nhiệm kỳ 2021-2024 để kế thừa và phát huy tầm nhìn và chiến lược phát triển ngành trong những năm tiếp theo.
- Triển khai chiến lược phát triển Bình Định trở thành một trong những trung tâm sản xuất tủ bếp, tủ nhà tắm và ván trang trí với các DNtiên phong như Tiến Đạt, Đại Thành, Thắng Lợi, Thiên Phát, Khải Vy… cho thị trường Mỹ, Anh. Tiếp tục xây dựng thương hiệu “Đồ gỗ Bình Định” cho nhóm hàng đồ gỗ ngoài trời và đồ gỗ nội thất bằng các giải pháp tăng thị phần tại các thị trường truyền thống có nền kinh tế phát triển ổn định, sức mua mạnh và tận dụng lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA...
- Khuyến khích Hội viên đầu tư trồng rừng gỗ lớn, có chứng chỉ (FSC/ VFCS PEFC); Tăng cường đầu tư các sản phẩm chế biến sâu sau dăm gỗ như ván dăm, ván sợi… trên cơ sở phát triển các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng sản phẩm gỗ; Khuyến nghị củng cố lại nhóm ngành hàng nhựa đan, hàng giả mây theo hướng đảm bảo nguồn nguyên liệu và trách nhiệm xã hội của DNcho người lao động.
- Hiệp hội phối hợp với Sở Công Thương,VIETRADE, Trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh tổ chức Đoàn công tác xúc tiến thương mại và gian hàng chung các Hiệp hội tại Spoga - Đức; Phối hợp triển khai thực hiện các dự án, tổ chức các hội thảo, diễn đàn về thương mại gỗ với các tổ chức quốc tế như FOREST TRENDS, WWF, SIPPO...
- Hiệp hội phối hợp với ILO Việt Nam tổ chức khóa đào tạo SCORE, CSR, tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm các nhà máy tiêu biểu trong nước; tổ chức các khóa tập huấn ngắn hạn, hợp tác liên kết các hội ngành hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh tổng hợp của địa phương.
Tại buổi Lễ, FPA Bình Định đã thực hiện các nghi thức Lễ giỗ Tổ ngành gỗ và trao Quyết định kết nạp 7 DN hội viên mới.
Được sự hỗ trợ đắc lực của Hiệp hội, sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo tỉnh cùng với sự nỗ lực vượt qua khó khăn của tập thể DN hội viên, trong năm 2021 hứa hẹn sẽ mang lại những kết quả tích cực hơn cho ngành chế biến gỗ tỉnh nhà./.
Tác giả bài viết: hanhnt
Ý kiến bạn đọc