Hội nghị được nghe Ông Võ Mai Hưng – Phó Giám đốc Sở Công Thươngbáo cáo tóm tắt tình hình phát triển CN-TM năm 2020, nhiệm vụ giải pháp thực hiện Kế hoạch năm 2021. Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực công nghiệp, thương mại, điện năng, kỹ thuật, an toàn, môi trường công nghiệp; công tác khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp, xúc tiến thương mại, hợp tác phát triển, hội nhập quốc tế... được triển khai toàn diện và đạt kết quả cao.
Bước sang năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 - 2025, là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo đà thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, tỉnh ta vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức... sẽ ảnh hướng đến sự phát triển công nghiệp và thương mại của tỉnh nhà. Để hoàn thành tốt các mục tiêu trên, ngành Công Thương Bình Định tập trung vào một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:
- Chỉ số SXCN tăng từ 7% đến 7,5% so năm 2020;
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2021 ước đạt 1.150 triệu USD; Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 420 triệu USD;
- Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2021 ước đạt 83.372 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2020.
Các đồng chí đại biểu tham dự Hội nghị
Nhằm góp phần góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; ngành Công Thương tập trung tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất công nghiệpvà kinh doanh thương mạinhư sau:
- Triển khai có hiệu quả Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 - 2025, trong đó tập trung thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ của năm 2021, nhất là 6 nhiệm vụ, giải pháp lớn của Chương trình.
- Tiếp tục tổ chức tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN đẩy mạnh SXKD, tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện Nghị quyếtcủa Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranhquốc gia.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về cụm công nghiệp,tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2015, Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020 và Thông tư số 28/2020/TT-BCT ngày 16/11/2020 về quản lý, phát triển CCN; Quyết định số 22/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp quản lý CCN trên địa bàn tỉnh.
- Đảm bảo cung ứng điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, nhất là những tháng khô hạn kéo dài.
- Đẩy mạnh công tác Xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp củng cố, phát triển thị trường truyền thống, tìm kiếm, mở rộng phát triển thị trường cho các cơ sở, doanh nghiệp, đưa các sản phẩm, hàng hóa của tỉnh vào tiêu thụ tại hệ thống các siêu thị, kết nối thị trường tìm đầu ra cho các mặt hàng nông sản của tỉnh. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại nội địa và khuyến khích tiêu dùng nội địa nhằm hỗ trợ người tiêu dùng, các doanh nghiệp tại địa phương sau dịch Covid - 19 gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
- Tiếp tục thông tin tuyên truyền, phổ biến các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA… cho các doanh nghiệp để chủ động tìm kiếm mở rộng phát triển thị trường;Đồng thời tạo nguồn hàng có chất lượng cho sản xuất, hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng, sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm và phù hợp với nhu cầu thị trường nhập khẩu.
- Chú trọng phát triển CN-TM nông thôn đặc biệt Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh; Tiếp tục kêu gọi đầu tư nâng cấp, đầu tư xây dựng mới một số chợ, trung tâm thương mại tại các thị trấn, chợ nông thôn, miền núi, hải đảo… đáp ứng nhu cầu cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cắt giảm thờigian giải quyết thủ tục hành chính so quy định, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của chính quyền điện tử, khuyến khích DN thực hiện thủ tục hành chính qua mạng, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân dễ dàng sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong việc nộp, tra cứu tiến độ xử lý, nhận kết quả trực tuyến qua mạng Internet.
Hội nghị cũng được nghe ý kiến phát biểu, chia sẻ kinh nghiệm và các kiến nghị của đại diện: Phòng Kinh tế Quy Nhơn, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Phù Cát, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, Hiệp hội Chế biến và khai thác Đá Bình Định, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Bình Định và Công ty Điện lực Bình Định.
Tác giả bài viết: huongptm
Ý kiến bạn đọc