Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Viện Năng lượng nguyên tử, Sở Công Thương một số tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp đang đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. Đây là cuộc Hội thảo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để triển khai Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 55).
Tại Hội thảo đã đề cập nhiều đến các khó khăn, vướng mắc, rào cản về cơ chế chính sách nhằm mục đích triển khai Nghị quyết 55 có hiệu quả, đi vào hiện thực để ngành năng lượng phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050. Đồng thời đề xuất các giải pháp hiệu quả, sát thực, đổi mới, sáng tạo và mang tính đột phá để các dự án năng lượng đẩy nhanh tiến độ đảm bảo mục tiêu đề ra. Trong đó gắn với việc đẩy mạnh phát triển năng lượng đi đôi với việc tiết kiệm năng lượng theo như Nghị quyết 55 đề ra là tỉ lệ tiết kiệm năng lượng đạt khoảng 7% vào năm 2030 và khoảng 14% vào năm 2045.
Trong những năm qua, các cấp các ngành đã đề ra nhiều chương trình, kế hoạch hành động và các chỉ tiêu hiệu quả về năng lượng, đẩy mạnh truyền thông trong những năm trước mắt và tới năm 2030, nhằm quán triệt tới các địa phương và người dân về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; tiết kiệm nguồn nước trong các nhà máy thủy điện; phát động lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà theo cơ chế khuyến khích của Chính phủ và nhiều chương trình khác để tiết kiệm năng lượng.
Ảnh: Ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Phát biểu kết luận Hội thảo
Phát biểu kết luận Hội thảo, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã đề xuất các giải pháp để giải quyết sự chậm trễ các dự án năng lượng và tiết kiệm năng lượng tới năm 2030, tầm nhìn năm 2050, góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị./.
Tác giả bài viết: sangnn
Ý kiến bạn đọc