Tình hình hoạt động cụm công nghiệp tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020

Thứ tư - 02/12/2020 23:59 144 46
Triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp (CCN) tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, trong thời gian qua, các địa phương đã quan tâmđầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật CCN, thu hút doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng kỹ thuật và doanh nghiệp thứ cấp đầu tư sản xuất kinh doanh trong các CCN, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách, đảm bảo an sinh xã hội địa phương; đóng góp quan trọng thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nhà máy chế biến gỗ Phù Cát - Công ty CP Phú Tài tại CCN Cát Nhơn, huyện Phù Cát
Nhà máy chế biến gỗ Phù Cát - Công ty CP Phú Tài tại CCN Cát Nhơn, huyện Phù Cát

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch 61 CCN với tổng diện tích 1.885,9 ha (so với năm 2015 đã loại bỏ 4 CCN, bổ sung mới 2 CCN, tương ứng giảm 95,1 ha). Trong đó, có 53 CCN với tổng diện tích 1.577,3 ha được thành lập (tăng 17 CCN và tăng 473,3 ha so với năm 2015); 50 CCN với tổng diện tích 1.468,8 ha, diện tích đất công nghiệp 1.029 ha được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 (tăng 13 CCN và 389 ha so với năm 2015); 22CCN đã phê duyệt dự án đầu tư hoặc chứng nhận đầu tư(tăng 04 CCN so với năm 2015); 26 CCN có hồ sơ môi trường được phê duyệt; 57 CCN đa ngành nghề và 04 CCN chuyên ngành(CCN thủy sản Mỹ Thành; CCN chế biến thủy sản Cát Khánh; CCN Cát Trinh; CCN Tam Quan); có44 CCN đi vào hoạt động(tăng 05 CCN so với năm 2015) với tổng diện tích đất công nghiệp là 909,9 ha và đất công nghiệp đã cho thuê là 558,6 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân các CCN đã đi vào hoạt động 61%.

Hiệncó 46/61 CCN đã và đang tiến hành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB); trong đó, có 18 CCN đã hoàn thành đạt 100%; 10 CCN đã hoàn thành trên 50% và 18 CCN hoàn thành dưới 50% diện tích. Có 12/61 CCNđã cơ bản hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông nội bộ, hệ thống điện, cấp nước...); 28/61 CCN đang đầu tư dở dang và 21/61 CCN chưa triển khai đầu tư xây dựng. Toàn tỉnh có 8/44 CCN hoạt động được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Tổng vốn đăng ký đầu tư hạ tầng kỹ thuật 61 CCN khoảng 4.103tỷ đồng (riêng 44 CCN đã đi vào hoạt động khoảng 2.600tỷ đồng), vốn đã thực hiện 1.592 tỷ đồng, đạt 40%;tính riêng giai đoạn 2015-2020 vốn đã đầu tư khoảng 670 tỷ đồng, gồm: vốn ngân sách trung ương hỗ trợ 10,3 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ khoảng 28,7 tỷ đồng; còn lại ngân sách huyện đầu tư, vốn của doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật các CCN và huy động vốn ứng trước của các cơ sở sản xuất đầu tư trong CCN.Bình quân suất đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các CCN trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 67,3 tỷ đồng/CCN, tương đương 2,2 tỷ đồng/ha.

Đến nay đã thu hút được 13 doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật của 15 CCN với tổng diện tích 525,3 ha (tăng 5 CCN so năm 2015); khoảng 370dự án đăng ký đầu tư sản xuất, kinh doanh tại 44 CCN; trong đó có 310 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh và 60dự án đang triển khai đầu tư; tổng số vốn đăng ký đầu tư của các dự án trong các CCN khoảng 6.577 tỷ đồng, vốn thực hiện 4.442tỷ đồng, đạt 67%. Suất đầu tư bình quân 17,7 tỷ đồng/dự án và 1,5 ha/dự án. Hàng năm, các doanh nghiệptrong CCN đã tạo giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 20%, kim ngạch xuất khẩu chiếm 26% so giá trị toàn tỉnh, thu ngân sách chiếm 11% tổng thu ngân sách từ doanh nghiệp, giải quyết việc làm khoảng 20.000lao động với với mức lương bình quân từ 4,5÷5,5 triệu đồng/người/tháng, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân./.

Tác giả bài viết: hanhnt

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây